Mô hình Phillips ROI và cách tính lợi tức đầu tư sau đào tạo

Trong bốn cấp độ đầu tiên của Mô hình Phillips ROI, dữ liệu giúp xác định lý do dẫn đến lợi tức đầu tư tích cực hay tiêu cực đối với quá trình đào tạo của doanh nghiệp.  Mô hình này gợi ý rằng ROI sẽ được xác định rõ ràng thông qua các dữ kiện sau:

– Chuyển giao kiến ​​thức và kỹ năng (ở cấp độ 2)

– Ứng dụng kiến ​​thức và kỹ năng đã học (ở cấp độ 3)

– Tác động đến kinh doanh của đào tạo (ở cấp độ 4)

Ví dụ: chương trình xóa cấp độ 1, mỗi cấp độ tiếp sẽ được Mô hình Phillips ROI kiểm tra xem sự thay đổi đó có ảnh hưởng đến lợi tức đầu tư hay không.

mo-hinh-phillips-roi
Mô hình Phillips ROI

* Xem thêm: Mô hình Phillips ROI trong đánh giá đào tạo nhân sự

Mô hình Phillips ROI là một phương pháp đánh giá hiệu quả đào tạo khá phức tạp và đặc biệt. Hãy đảm bảo các điều kiện sau được đáp ứng trước khi bạn đưa quy trình vào sử dụng:

– Tiến hành đánh giá nhu cầu cho chương trình đào tạo. Không nên sử dụng Mô hình khi không có sẵn dữ liệu đánh giá nhu cầu.

– Xác định rõ chiến lược để tối ưu hóa hiệu quả đào tạo.

– Thống kê số liệu dựa trên các nguồn đáng tin cậy.   

– Tính toán chi phí và lợi ích với một cách tiếp cận thận trọng.

– Đừng so sánh ROI đào tạo với các lợi nhuận tài chính khác cho đến khi nó thực sự cần thiết.

– Đừng tách biệt việc quản lý khỏi quy trình tính toán ROI.

– Hãy thận trọng khi quyết định điều gì có thể đo lường được và điều gì không.

Bước 1 – Thu thập dữ liệu trước khi khóa đào tạo bắt đầu

Trước khi bắt đầu đào tạo, Mô hình Phillips ROI đòi hỏi đội ngũ quản lý phải đặt ra các trường hợp để đánh giá xu hướng nội dung, phương pháp đào tạo trước 6 tháng cho đến khi triển khai. Đây cũng là cách kiểm tra kiến ​​thức tổng quan trước khi họ áp dụng chương trình đào tạo đó cho người học.  

thu-thap-du-lieu-truoc-khi-dao-tao
Thu thập dữ liệu trước khi đào tạo

Bước 2 – Thu thập dữ liệu sau khi khóa đào tạo kết thúc

Dữ liệu sẽ được tổng hợp để Mô hình Phillips ROI đánh giá thông qua các loại sau:      

– Người học nhận xét về chương trình đào tạo 

– Công ty đánh giá hiệu suất lao động của nhân viên sau đào tạo.

– Người quản lý trực tiếp đánh giá người tham dự. 

– Đồng nghiệp đánh giá người tham dự 

Từ đó chúng ta sẽ thu thập được nguồn dữ liệu tổng quát và chi tiết nhất về từng cá nhân đã tham dự khóa đào tạo nhân sự.

thu-thap-du-lieu-sau-khi-dao-tao
Thu thập dữ liệu sau khi đào tạo

Bước 3 – Tìm nguyên nhân và khắc phục vấn đề đào tạo

Mô hình Phillips ROI hỗ trợ tìm các nguyên nhân trong quá trình đào tạo như sau:  

– Ảnh hưởng của phúc lợi khi tăng hiệu suất lao động.

– Các điều kiện cạnh tranh thăng tiến trong công ty / bộ phận.

– Ảnh hưởng của các chương trình tuyển dụng nội bộ/đối thủ.

– Phúc lợi của các chương trình tuyển dụng trong nội bộ/ đối thủ.

Để hạn chế các tác động xấu của chương trình đào tạo, có một số giải pháp như sau:

– Phân tích xu hướng phát triển trong công việc của nhân viên sau khi đào tạo

– Xây dựng các mô hình dự báo, đưa ra giải pháp đối với những nhu cầu công việc của nhân viên sau đào tạo

– Đặt ra những phúc lợi đi kèm với hiệu suất lao động tăng nhằm giữ chân nhân viên.

tim-nguyen-nhan-va-khac-phuc-van-de-dao-tao
Tìm nguyên nhân và khắc phục vấn đề đào tạo

Bước 4 – Tính tổng doanh thu chương trình đào tạo

Sau khi lọc dữ liệu và tách biệt các tác động của chương trình đào tạo, chúng ta nên chuyển hóa các dữ liệu này thành dòng tiền xác định.

Ví dụ: Giả định doanh thu là $ 5,800/ người và có 50 người được đào tạo.Tỷ suất doanh thu này chỉ xem xét hiệu quả của chương trình đào tạo và số liệu doanh thu tổng thể có thể cao hơn do các yếu tố khác.

Tổng doanh thu từ chương trình đào tạo = $ 5,800 /người tham dự X 50 = $ 290,000

tong-doanh-thu-chuong-trinh-dao-tao
Tổng doanh thu chương trình đào tạo

Bước 5 – Tính tổng chi phí chương trình đào tạo

Đây là một phép tính đơn giản trong Mô hình Phillips ROI nhằm tập hợp tất cả các chi phí cho chương trình đào tạo. Tổng chi phí của chương trình sẽ là tổng hợp của các hạng mục sau:

– Chi phí để thiết kế, phát triển và quản lý chương trình (bao gồm chi trả cho nhân viên đào tạo và chi phí đi lại, ăn ở và các chi phí khác của họ)

– Chi phí địa điểm đào tạo

– Chi phí tài liệu đào tạo (giấy tờ, phần mềm đào tạo trực tuyến, và các chi phí quản lý khác)

– Chi phí đi lại, chỗ ở, ăn uống và các chi phí khác của người tham gia

– Mức lương của những người tham gia và lợi ích của nhân viên trong thời gian đào tạo.

– Các chi phí hành chính khác phát sinh trong chương trình đào tạo.

Ở ví dụ trên, giả sử tổng chi phí chương trình là $ 234,900.

tong-chi-phi-chuong-trinh-dao-tao
Tổng chi phí chương trình đào tạo

Bước 6 – Tính lợi tức đầu tư (ROI)

ROI (%) = (Lợi nhuận từ chương trình / tổng chi phí chương trình) X 100

  = (($ 290,000 – $ 234,9000) / $ 234,900) X 100

  = ($ 55,100 / $ 234,900) X 100 = 23,457%

loi-tuc-dau-tu-roi
Lợi tức đầu tư (ROI)

Bước 7 – Xác định lợi ích vô hình

Một chương trình đào tạo sẽ có nhiều lợi ích hơn là đánh giá ROI đơn thuần. Những lợi ích vô hình như vậy thường có giá trị hơn so với dữ liệu từ quá trình tính toán ROI.

Bạn có thể xác định các thước đo vô hình ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tính toán qua Mô hình Phillips ROI:

– Dịch vụ khách hàng: Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng, khiếu nại của khách hàng, thời gian phản hồi của khách hàng.

– Sự hài lòng của nhân viên: Khảo sát ý kiến của nhân viên đối với chương trình đào tạo.

– Hành động của nhâ viên: Nhân viên nghỉ việc, vắng mặt, thuyên chuyển, đi trễ.

– Hiệu quả làm việc: cách giải quyết vấn đề, phối hợp hiệu quả, giảm xung đột,…

xac-dinh-loi-ich-vo-hinh-voi-mo-hinh-phillips-roi
Xác định lợi ích vô hình với Mô hình Phillips ROI

Có thể thấy rằng Mô hình Phillips ROI đã chắt lọc được những tinh hoa từ mô hình Kirkpatrick và phát triển thêm những cấp độ mới để phù hợp hơn trong quá trình đánh giá hiệu quả đào tạo. Vậy mô hình này có những ưu điểm và nhược điểm gì? Hãy đón đọc trong bài viết tiếp theo của Đào Tạo Nội Bộ nhé!

Scroll to top