Mô hình Phillips ROI: Bạn đã biết ưu điểm và nhược điểm?

Mô hình Phillips ROI được nhận xét là một phương pháp đánh giá hiệu quả đào tạo nhân sự hàng đầu trong doanh nghiệp, không chỉ định hướng sự phát triển của các khóa đào tạo kế tiếp mà còn cụ thể hóa được thông qua lợi tức đầu tư.

Vậy tại sao chúng lại được các doanh nghiệp tin dùng? Hãy khám phá những ưu điểm và mặt hạn chế của mô hình này để vận dụng chúng hiệu quả nhé!

Xem thêm: Mô hình Phillips ROI trong đánh giá đào tạo nhân sự

mo-hinh-phillips-roi
Mô hình Phillips ROI

Ưu điểm của Mô hình Phillips ROI trong đánh giá đào tạo

1. Theo dõi chuỗi tác động hoàn chỉnh

Theo tác giả của Mô hình Phillips ROI, tác động kinh doanh quan sát được ở cấp độ 4 và ROI ở cấp độ 5 luôn ảnh hướng lẫn nhau. Một chuỗi tác động phát triển khi những người tham gia đạt được các kỹ năng và kiến ​​thức (cấp độ 2), áp dụng chúng vào công việc (cấp độ 3) và tạo ra tác động kinh doanh (cấp độ 4). Vì vậy, việc đo lường dữ liệu trên tất cả các cấp độ giúp đánh giá chương trình đào tạo với độ chính xác cao.

Nếu cấp độ 5 tạo ra ROI dương, dữ liệu từ các cấp độ trong quá khứ sẽ cho thấy tác động cụ thể của chương trình đào tạo mà không có bất kỳ yếu tố nào khác. Nếu không có dữ liệu này, sự thành công của chương trình đào tạo sẽ chỉ là phỏng đoán.

Ngoài ra, dữ liệu chi tiết từ chuỗi tác động cho phép gỡ lỗi chương trình đào tạo nhân sự nếu ROI âm. Các nhà quản lý đào tạo có thể xác định chính xác lý do thất bại.

theo-doi-chuoi-tac-dong-hoan-chinh
Theo dõi chuỗi tác động hoàn chỉnh

2. Cung cấp các giải pháp vô hình

Mô hình Phillips ROI chấp nhận rằng bạn không thể đo lường các kết quả nhất định bằng giá trị tiền tệ và ROI cuối cùng sẽ không đại diện cho các kết quả đó.

Các kết quả như sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng của nhân viên và sự gắn kết của nhóm khó có thể đo lường bằng con số. Do đó, Mô hình Phillips ROI đo lường các kết quả “mềm” bên cạnh các kết quả “cứng”.

Ví dụ, trong chương trình đào tạo nhân sự, việc đánh giá lợi tức dành cho doanh nghiệp chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể khóa học. Yếu tố quan trọng nhất là sự tiếp thu kiến thức của nhân viên có áp dụng được vào công việc thực tế và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hay không. Mô hình Phillips ROI đã giải quyết được cả vấn đề về mặt đo lường lợi tức đầu tư lẫn tính hiệu quả trong nội dung đào tạo để đưa ra những giải pháp hợp lý cho những khóa học kế tiếp.

cung-cap-giai-phap-vo-hinh
Cung cấp giải pháp vô hình

Nhược điểm của Mô hình Phillips ROI

1. Đo lường ROI muộn

Lợi tức đầu tư được đánh giá bằng Mô hình Phillips ROI sẽ không được biết cho đến khi chương trình đào tạo kết thúc. Nghĩa là trong quá trình diễn ra khóa học, doanh nghiệp sẽ khó có thể tính toán được chương trình này thành công hay thất bại.

Jack và Patti Phillips giải quyết vấn đề này trong cuốn sách năm 2010: “The Consultant’s Guide to Results-Driven Business Proposals: How to Write Proposals That Forecast Impact and ROI”. Cuốn sách trình bày các chiến lược giúp ước tính ROI, xác định mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện và đặt ngân sách cho một chương trình đào tạo. Chúng giúp doanh nghiệp xác định được kế hoạch tài chính tốt hơn và hạn chế rủi ro trong đầu tư.

do-luong-roi-muon
Đo lường ROI muộn

2. Chỉ hữu ích cho 5-10% chương trình đào tạo

Mô hình Phillips ROI cung cấp đủ dữ liệu cho đến cấp độ 4 để biết mức độ thành công hay không thành công của một chương trình đào tạo nhân lực. Việc tính toán ROI ở cấp độ 5 là điều nên biết, nhưng nó không cần thiết trong một số các trường hợp.

Theo Jack Phillips:

– Tất cả các chương trình cần đánh giá cấp độ 1

– Khoảng 90% chương trình cần đánh giá cấp độ 2

– Khoảng 30% chương trình cần đánh giá cấp độ 3

– 10-20% chương trình cần đánh giá cấp độ 4

– Chỉ 5-10% chương trình cần đánh giá cấp độ 5

Các yếu tố khác nhau như khả năng hiển thị của chương trình đào tạo, mục tiêu và chi phí của nó sẽ quyết định xem liệu cấp độ 5 có cần thiết hay không. Jack cũng nhận xét rằng 5-10% các chương trình này thường là những khóa học quan trọng, tốn kém ngân sách, số lượng người tham dự đông đảo.

cap-do-5-chi-phu-hop-voi-mot-so-chuong-trinh-dao-tao
Cấp độ 5 chỉ phù hợp với một số chương trình đào tạo

Như vậy, Mô hình Phillips ROI thực chất chưa hẳn là một mô hình hoàn hảo trong đánh giá hiệu quả đào tạo nhưng chúng sẽ có tác dụng đối với những người biết vận dụng mô hình môt cách linh hoạt cho từng khóa đào tạo. Chính vì thế, nên ngày nay Mô hình Phillips ROI mới được đông đảo các doanh nghiệp sử dụng trong đào tạo nhân sự.

Xem thêm: Mô hình Phillips ROI và cách tính lợi tức đầu tư sau đào tạo

Scroll to top