Đào tạo trực tuyến và những thông tin liên quan cần biết!

Ngày nay, thuật ngữ đào tạo trực tuyến được nhắc đến rất nhiều trong thời đại kỹ thuật số. Thời đại mà các công ty muốn bứt phá nhanh chóng bằng khoa học công nghệ và cắt giảm đáng kể ngân sách và nhân lực. Vậy đào tạo trực tuyến là gì? Vai trò của nền tảng này trong hoạt động kinh doanh như thế nào? Hãy xem ngay bài viết dưới đây để tìm kiếm câu trả lời!

1. Khái niệm đào tạo trực tuyến

Đào tạo trực tuyến (E-learning) được hiểu đơn giản là phương thức sử dụng các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông để truyền tải nội dung giữa người dạy và người học. Trong đó, các thiết bị được kết nối với một máy chủ nơi lưu giữ những bài giảng điện tử  với một phần mềm hoặc nền tảng nhất định.  Bài giảng có thể được biên soạn thành video, đồ họa, hình ảnh và âm thanh.

khai-niem-dao-tao-truc-tuyen
Khái niệm đào tạo trực tuyến

Ngày nay, Elearning được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là trong công tác giáo dục, đào tạo tại các trường học, hay đào tạo nội bộ tại các doanh nghiệp. 

Mọi cá nhân và công ty đều có thể tạo phòng học ảo để quản lý và đào tạo nhân sự và học viên chỉ thông qua hệ thống đào tạo trực tuyến.

2. Ưu nhược điểm đào tạo trực tuyến trong doanh nghiệp là gì?

So với phương thức đào tạo truyền thống, đào tạo trực tuyến có những ưu điểm như sau:

Giảm chi phí đào tạo: Bằng việc sử dụng nền tảng đào tạo trực tuyến, các công ty có thể đào tạo cùng lúc 1000 học viên với chi phí chỉ bằng khoảng 30 học viên khi đào tạo trực tiếp.

Rút ngắn thời gian đào tạo: Tiết kiệm thời gian đi lại, tổ chức,  với nền tảng đào tạo trực tuyến doanh nghiệp có thể nhanh chóng thiết lập khóa học cho hàng trăm thậm chí hàng nghìn học viên cùng lúc mà không bị giới hạn về thời gian, không gian hay lớp học.

Tiết kiệm cơ sở vật chất: So với việc bố trí phòng học truyền thống cần có phòng học, bàn ghế… thì phương pháp đào tạo trực tuyến giúp người dạy và người học linh hoạt với các thiết bị điện tử, máy tính xách tay, v.v. Chi phí theo đó sẽ được giảm thiểu đi đáng kể.

Tuy nhiên, trong nền tảng này vẫn sẽ tồn tại một số nhược điểm:

  • Yêu cầu kỹ năng mới: Phương pháp này yêu cầu người hướng dẫn phải đạt một số mức độ thành thạo về công nghệ trong thiết kế khóa học. Người học cũng phải nắm vững các kỹ thuật thao tác trên phần mềm.
  • Yêu cầu cao hơn về tính tự giác: Học trực tuyến đòi hỏi người học phải có trách nhiệm và tự giác thì mới mang lại hiệu quả cao nhất.

3. Vai trò của elearning trong hoạt động kinh doanh

Vấn đề chi phí và tăng trưởng luôn là vấn đề đau đầu của các doanh nghiệp. Có cách nào tối ưu hóa quy trình làm việc? Làm thế nào để đạt được mục tiêu doanh thu đã đặt ra? Làm thế nào để doanh nghiệp có thể  theo kịp thời đại và đối thủ cạnh tranh?

Như chúng ta đều biết, yếu tố con người là yếu tố chi phối và quyết định nhất. Vì vậy, việc tối ưu hóa năng lực nguồn nhân lực thông qua đào tạo và nâng cao năng lực là điều tất yếu.

vai-tro-cua-elearning-trong-hoat-dong-kinh-doanh
Vai trò của elearning trong hoạt động kinh doanh

Tuy nhiên, để đầu tư cho việc tổ chức khóa học là một khoản kinh phí không hề nhỏ; Không phải ai cũng có thể làm được điều này với thời gian và công sức để thuê diễn giả và tạo ra các chương trình học hiệu quả.

Với sự bùng nổ của công nghệ, đào tạo trực tuyến e-learning là giải pháp tối ưu giúp các công ty giảm thiểu chi phí đi lại và linh hoạt trong phương thức dạy và học, bất kể thời gian hay địa điểm.

Nếu các đơn vị hay doanh nghiệp nào muốn tìm hiểu kỹ hơn nữa về nền tảng đào tạo trực tuyến thì có thể liên hệ ngay tới Đào Tạo Nội Bộ để được tư vấn và giúp đỡ. 

Nền tảng được tích hợp đầy đủ các tiện ích sử dụng trong thiết kế khóa học như: Tạo bài thi trắc nghiệm trực tuyến, tạo bài giảng tương tác, tổ chức lớp học ảo, thi cuối kỳ … 

Trên đây là một số thông tin có liên quan tới nền tảng đào tạo trực tuyến trong doanh nghiệp tương đối đầy đủ. Hy vọng thông qua bài viết, sẽ mang đến nhiều kiến thức hữu ích cho người đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hãy để lại bình luận phía dưới bài viết nhé!

Scroll to top