Tầm quan trọng của phân tích khoảng cách kỹ năng nhân viên

Trong thời điểm các công ty có nhu cầu gia tăng số lượng nhân viên và nâng cao kỹ năng cho họ, phân tích khoảng cách kỹ năng trở thành một công cụ ngày càng phù hợp. Nhưng để phân tích khoảng cách kỹ năng, chúng ta phải bắt đầu từ đâu? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi giúp cách doanh nghiệp hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của phân tích khoảng cách kỹ năng nhân viên trong đào tạo nhân sự.

Định nghĩa về phân tích khoảng cách kỹ năng

Phân tích khoảng cách kỹ năng là một công cụ được sử dụng để đánh giá sự khác biệt (hoặc khoảng cách) giữa hoạt động thực tế và mục tiêu trong tương lai của doanh nghiệp dành cho nhân viên. Các tổ chức sử dụng nó để xác định các kỹ năng mà một nhân viên cần có để thực hiện các nhiệm vụ một cách hiệu quả.

dinh-nghia-ve-phan-tich-khoang-cach-ky-nang
Định nghĩa về phân tích khoảng cách kỹ năng

Đối với bộ phận nhân sự, phân tích khoảng cách kỹ năng là một cách để tìm ra những kỹ năng và kiến ​​thức nào mà nhân viên trong tổ chức còn thiếu. Khi họ có thông tin này, bộ phận nhân sự sẽ tổng hợp dữ liệu lại và cùng với cấp quản lý đưa ra chiến lược đào tạo nhân sự hợp lý. Điều này được thực hiện cụ thể thông qua các chương trình đào tạo với đa dạng nội dung học, đáp ứng nhu cầu học tập của từng đối tượng.

Tại sao phân tích khoảng cách kỹ năng lại có ích?

Trong Báo cáo tương lai của việc làm năm 2018, Diễn đàn Kinh tế Thế giới tuyên bố rằng vào năm 2022, không dưới 54% tổng số người lao động sẽ cần cập nhật hoặc thay thế năng lực của họ. Đây là kết quả của sự phát triển công nghệ nhanh chóng và số hóa ngày càng tăng, ảnh hưởng đến cả cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của chúng ta.

Đối với các tổ chức trong mọi lĩnh vực, điều này có nghĩa là một số công việc nhất định sẽ biến mất do tự động hóa, trong khi những công việc khác sẽ thay đổi về nhiệm vụ và trách nhiệm cốt lõi. Đây là lúc việc thiết kế lại công việc trở nên phù hợp hơn với yêu cầu của kinh tế thị trường.

su-anh-huong-cua-so-hoa-den-cong-viec
Sự ảnh hưởng của số hóa đến công việc

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu thiết kế lại công việc, điều quan trọng là phải phân tích khoảng cách kỹ năng trong nhân viên để biết được lực lượng lao động trong doanh nghiệp hiện đang thiếu những kỹ năng và kiến ​​thức nào, những bài học nào trong số đó là cần thiết cho hiệu quả hoạt động của tổ chức. 

Dưới đây là các lí do tại sao phải tiến hành phân tích khoảng cách kỹ năng:

1. Cung cấp thông tin chi tiết về toàn bộ lực lượng lao động

Nhờ phân tích khoảng cách kỹ năng, các tổ chức có thể xác định những nhân viên nào có những kiến ​​thức nhất định về công việc họ đang làm, cũng như những nhân viên còn thiếu sót về những kỹ năng đó.

Như vậy, chúng ta sẽ có cơ sở để sắp xếp những nguồn tài nguyên đào tạo nhân lực tốt hơn, phù hợp cho từng đối tượng từ kiến thức cơ bản đến nâng cao. Do đó, điều này sẽ giúp cho sự đồng đều về năng lực của từng người lao động trong một bộ phận.

cung-cap-thong-tin-ve-luc-luong-lao-dong
Cung cấp thông tin về lực lượng lao động

2. Thúc đẩy học tập và phát triển cá nhân

Thông qua phân tích khoảng cách kỹ năng, nhân viên sẽ có thể tìm ra những vấn đề trong kiến thức cần phải thay đổi, học hỏi thêm hoặc cải thiện những kiến thức sẵn có để thực hiện tốt nhất công việc của họ, tác động tích cực đến năng suất của nhân viên.

3. Dễ dàng lập kế hoạch đào tạo cho nhân viên

Lập kế hoạch đào tạo nhân viên đảm bảo rằng chúng ta phân bổ đúng số lượng người có kỹ năng phù hợp vào đúng vị trí. Nếu không có phân tích khoảng cách kỹ năng, chúng ta sẽ rất khó để bắt đầu lập kế hoạch, vì không thể biết được chính xác kiến thức hiện tại nhân viên đang có. 

lap-ke-hoach-dao-tao-cho-nhan-vien
Lập kế hoạch đào tạo cho nhân viên

4. Cải thiện hiệu quả tuyển dụng

Việc tuyển dụng những người giỏi sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu doanh nghiệp có thể xác định được những kỹ năng cốt lõi cần thiết cho từng loại công việc, từ đó lựa chọn được những ứng viên phù hợp với những yêu cầu đó mà không làm mất quá nhiều thời gian, chi phí tuyển dụng, đào tạo.

5. Tạo ra lợi thế cạnh tranh

Nếu một doanh nghiệp kết hợp tất cả những điều trên, chắc chắn chúng ta sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh và dẫn đầu đối thủ. Bởi một doanh nghiệp biết rõ về điểm mạnh và điểm yếu của lực lượng lao động, sẽ thuận lợi hơn trong việc thiết lập kế hoạch, đánh giá hiệu quả đào tạo để đem lại một đội ngũ làm việc chất lượng, nâng cao hiệu suất và hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp.

tao-ra-loi-the-canh-tranh
Tạo ra lợi thế cạnh tranh

Rất nhiều các doanh nghiệp nghĩ rằng việc lập kế hoạch đào tạo chỉ cần dựa trên những vấn đề doanh nghiệp đang thiếu hụt, mà không hề để tâm đến nhân tố chính là nhân viên. Việc phân tích khoảng cách kỹ năng của nhân viên sẽ giúp cho doanh nghiệp có những góc nhìn đúng đắn để lựa chọn ra những kiến thức phù hợp cho từng đối tượng nhân viên. Chỉ cần nhân viên phát huy được đúng năng lực, doanh nghiệp ắt thành công.

Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp phát triển bền vững? Hãy tiếp tục theo dõi những chuyên mục trong Đào Tạo Nội Bộ và khám phá những bài học, kinh nghiệm về đào mới nhất.

=> Xem thêm: 5 bước trong quy trình đào tạo nhân sự tại doanh nghiệp

Scroll to top