Điểm qua 4 phương pháp quản lý nhân sự dành cho doanh nghiệp sau hậu covid 19

Dịch bệnh Covid-19 không chỉ gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp nói chung mà trên hết nó còn ảnh hưởng đến phương pháp quản lý nhân sự.

Vậy sau hậu Covid phương pháp quản lý nhân sự trong các doanh nghiệp sẽ thay đổi thế nào? Trong bài viết ngày hôm nay blog Đào Tạo Nội Bộ sẽ giúp anh/chị điểm qua 4 phương pháp quản lý nhân sự phổ biến hậu dịch Covid -19 hãy theo dõi đến cuối bài nhé!

1. Giảm chi phí cho tuyển dụng và tăng cường làm việc từ xa

Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã có những tác động đáng kể đến cơ cấu nhân sự các ngành trong nước, khi nhu cầu nhân sự cho các doanh nghiệp bán lẻ, y tế, thương mại điện tử.. Tiếp tục gia tăng và thiếu nhân sự thì một số ngành như du lịch-khách sạn có xu hướng đào thải hàng loạt nhân viên. 

Dù các thay đổi trên có ảnh hưởng đến cơ cấu nhân sự thì chúng ta không thể phủ nhận được việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự vẫn đóng vai trò rất quan trọng đặc biệt đối với một số ngành chưa bao giờ hết hót như công nghệ thông tin.

giam-chi-phi-tuyen-dung-nang-cao-quan-ly-truc-tuyen
Giảm chi phí cho tuyển dụng và tăng cường làm việc từ xa

Mới đây theo các nghiên cứu được công bố bởi MCkinsey&Company( công ty tư vấn và quản lý toàn cầu) đầu năm 2022, cuộc khảo sát được tiến hành trên 190 nghìn nhân sự cấp quản lý đến từ các công ty với quy mô khác nhau trên thế giới về sự phân bổ chi phí cho doanh nghiệp trong thời gian tới. Hơn 67% trong số đó cho rằng chi phí chi cho tuyển dụng sẽ được cân nhắc cắt giảm trong 12 tháng tới.

Giải thích tình trạng này đại diện của MCkinsey cho biết, do sự sụt giảm về mặt doanh thu cùng nhu cầu tuyển dụng giảm do ảnh hưởng của dịch Covid, các nhà quản lý doanh nghiệp đang điều chỉnh lại kế hoạch tuyển dụng trong những năm tới,  bên cạnh đó sự cần thiết tái cơ cấu lại các kế hoạch đào tạo cùng quy trình tuyển dụng cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả trên.

Xu hướng phỏng vấn và làm việc từ xa vẫn tiếp tục phổ biến đặc biệt với ngành nhân lực công nghệ thông tin, hơn 63% các quản lý cho biết họ sẽ tăng kinh phí cho việc tuyển dụng nhân sự ngành này khi quản trị trực tuyến đang dần là xu hướng đối với doanh nghiệp hiện nay.

2. Tăng cường công tác đào tạo nhân sự

Dù dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều căng thẳng và áp lực chi, doanh thu, tuy nhiên đầu tư và công tác đào tạo nhân sự vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Các khóa học được doanh nghiệp ưu tiên cung cấp băng các app học trực tuyến có thể kể đến như:

  • Kỹ năng làm việc và hoạt động từ xa: kỹ năng này bao gồm các hướng dẫn quản lý và làm việc hiệu quả từ xa đối với nhân viên trong toàn doanh nghiệp.
  • Kỹ thích nghi với sự thay đổi trong quản trị: Các ảnh hưởng đến từ dịch bệnh yêu cầu nhân viên trong doanh nghiệp cần tương tác và hoạt động trực tuyến, vì vậy các kỹ năng liên quan đến giao tiếp, bán hàng trực tuyến của nhân viên cần được bổ sung để có kinh doanh hiệu quả.
  • Kỹ năng quản lý: Quản lý luôn đóng vai trò quan trọng liên quan đến sự vận hành của một doanh nghiệp. Thay vì vận hành cồng kềnh với các thủ tục hành chính phức tạp, doanh nghiệp đang hướng đến một tổ chức bộ máy có thể hoạt động trơn tru và đưa ra quyết định nhanh chóng. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần đầu tư vào chương trình đào tạo dành cho cấp quản lý.
tang-cuong-cong-tac-dao-tao-quan-ly-nhan-su
Tăng cường công tác đào tạo nhân sự

3. Khen thưởng nhân viên dựa trên hiệu suất làm việc

Khoảng thời gian trong và sau hậu Covid đã khiến nhiều doanh nghiệp thay đổi các các kế hoạch quản lý và chế độ khen thưởng đối với nhân viên. Nếu trước đây phần lớn nhân viên cảm thấy quy trình quản lý hiệu suất làm việc trong doanh nghiệp chưa thực sự phản ánh đúng năng lực làm việc của họ thì làm việc từ xa chính là cơ hội tốt nhất giúp doanh nghiệp có thể đánh giá lại năng lực của nhân viên để từ đó có thể đưa ra chế độ lương thưởng thích hợp.

Để có thể quay trở lại đường đua hiệu quả và thiết lập các cơ chế thưởng phù hợp doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau đây:

  • Gắn các mục tiêu của nhân viên với các ưu tiên của doanh nghiệp
  • Cung cấp các khóa đào tạo nâng cao cho cấp quản lý
  • Đánh giá lại hiệu suất và kết quả làm việc của nhân viên

4. Nâng cao trải nghiệm của nhân viên trong doanh nghiệp

Trải nghiệm nhân viên là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc của họ, nếu nhân viên có trải nghiệm không tốt đối với doanh nghiệp về văn hóa, cách thức làm việc thì sẽ rất khó cho họ có thể gắn bó với môi trường đó lâu dài được. Vì vậy nhiệm vụ của các nhà quản lý lúc này đó chính là đảm bảo rằng nhân viên của mình không bị áp lực và giải quyết nhanh các vấn đề mà nhân viên gặp phải.

quan-ly-bang-cach-tang-trai-nghiem-nhan-su
Nâng cao trải nghiệm nhân sự

Xem thêm

Trên đây là 4 phương pháp quản lý nhân sự mà Đào Tạo Nội Bộ đã tổng hợp được, hy vọng bài viết trên có thể cung cấp cho anh/chị những thông tin hữu ích.

Scroll to top