Rút ngắn khoảng cách kỹ năng với 8 phương pháp hiệu quả (P2)

Hiện nay, theo số liệu thống kê, có đến 87% các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp tự tin rằng những kiến thức đã đúc kết trên ghế nhà trường là đủ để bước vào một bước ngoặt mới mang tên “ đi làm toàn thời gian”. Các bạn nghĩ rằng yêu cầu về khoảng cách kỹ năng giữa họ và người sử dụng lao động không quá khác biệt và họ dễ dàng có thể bắt tay ngay vào công việc nếu được tuyển dụng. 

Thật không may, chỉ 50% giám đốc tuyển dụng cho rằng những người tốt nghiệp được chuẩn bị hành trang kỹ năng cơ bản ổn định để bắt đầu vào công việc. Và một nghiên cứu khác cho thấy rằng 92% giám đốc điều hành tin rằng người lao động mới ra trường không có kỹ năng.

Đối với những người không quen với cụm từ này, “khoảng cách kỹ năng” là khoảng cách giữa các kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong đợi nhân viên có và các kỹ năng mà nhân viên hoặc người tìm việc thực sự có.

y-nghia-ve-khoang-cach-ky-nang
Ý nghĩa về khoảng cách kỹ năng

Cho dù người lao động đang tìm kiếm một công việc hay đang tìm cách leo lên những bậc thang mới trong sự nghiệp, nếu bạn biết tìm hiểu về các cách phân tích khoảng cách kỹ năng, từ đó nắm trong tay những nhóm kỹ năng cứng, kỹ năng mềm cần thiết sẽ giúp cho những bước tiến trong tương lai đi xa hơn rất nhiều. 

=> Xem thêm: Tầm quan trọng của phân tích khoảng cách kỹ năng nhân viên

Top 5 khoảng cách kỹ năng mềm cần thiết cho nhân viên

1. Tư duy phản biện / giải quyết vấn đề

Một con số khổng lồ 60% các nhà quản lý tuyển dụng tin rằng các ứng viên có khoảng cách kỹ năng về tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Kỹ năng giải quyết vấn đề cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có khả năng làm việc độc lập và suy nghĩ chín chắn để tìm ra giải pháp cho những thử thách gặp phải.

Mặc dù chúng ta không chính thức học cách phát triển kỹ năng tư duy phản biện của mình, nhưng tất cả chúng ta đều giải quyết các vấn đề hàng ngày, như đi đường tắt đến nơi làm việc hoặc tìm vé máy bay rẻ nhất. Tất cả những gì bạn cần làm để phát triển kỹ năng này là một trí óc tò mò, mong muốn giải bài toán đó đến tận cùng và bằng nhiều cách khác nhau.

tu-duy-phan-bien
Tư duy phản biện, giải quyết vấn đề

Trên thực tế, trước khi bạn đến với cuộc phỏng vấn, hãy nghĩ về  một vấn đề bạn phải đối mặt và giải thích các bước bạn đã thực hiện để giải quyết nó. Đây có thể là bất kỳ trải nghiệm nào trong cuộc sống, từ việc xử lý tình huống từ một khách hàng khó tính đến sửa lỗi phần mềm, nhưng hãy chọn thứ gì đó có kết quả định lượng để có tác động nhiều nhất đến nhà tuyển dụng. Mô hình STAR cũng là một phương án giải quyết hợp lý để bạn phân tích được tình huống phải đối mặt, nhiệm vụ liên quan, các hành động bạn đã thực hiện và kết quả cuối cùng dành cho hành động đó.

2. Chú ý đến chi tiết

Theo số liệu thống kê, khoảng cách kỹ năng về chú ý đến chi tiết là kỹ năng mềm thiếu nhiều thứ hai với 56%.

Nếu bạn chú ý đến từng chi tiết, công việc của bạn sẽ luôn tỉ mỉ và chính xác đến tất cả các lĩnh vực liên quan. Mặc dù kỹ năng này không phải là một yêu cầu để đánh giá tất cả năng lực của bạn, nhưng có một vài chỉ số hành vi mà người quản lý tuyển dụng có thể chú ý để xem liệu bạn có phải là một người như vậy hay không.

chu-y-den-chi-tiet
Chú ý đến chi tiết

Một ví dụ rất đơn giản là số liệu tổng hợp của bạn có cung cấp thông tin chính xác một cách nhất quán không? Hay bạn hỏi lặp đi lặp lại những câu hỏi giống nhau, không ghi chú lại những chi tiết quan trọng trong cuộc họp, buổi phỏng vấn.

Để bắt đầu một cuộc phỏng vấn, hãy đọc kỹ toàn bộ mô tả công việc trước khi viết thư xin việc và gửi sơ yếu lý lịch của bạn. Bằng cách này, bạn có thể sử dụng các cụm từ cụ thể cho thấy bạn đã đọc toàn bộ nội dung và chú ý đến các chi tiết. Trong cuộc phỏng vấn, bạn có thể trình bày điều gì đó mà bạn đã thảo luận với người phỏng vấn trong thư từ qua email để thể hiện rằng bạn thực sự chú ý đến những gì họ đang nói.

3. Giao tiếp

Khoảng cách kỹ năng còn hạn chế ở các ứng viên là kỹ năng giao tiếp với số liệu thống kê cho thấy ở mức 46%. Đây là một vấn đề rất nhức nhối bởi vì mọi mối quan hệ trong cuộc sống của bạn đều bị ảnh hưởng bởi khả năng giao tiếp với những người xung quanh.

Giao tiếp tốt rất quan trọng vì nó khuyến khích sự hiểu biết tốt hơn, giúp chúng ta giải quyết xung đột, truyền cảm hứng cho sự tin tưởng, tôn trọng và cho phép các ý tưởng sáng tạo nảy nở.

khoang-cach-ky-nang-ve-giao-tiep
Khoảng cách kỹ năng về giao tiếp

Trong cuộc sống, chúng ta giao tiếp theo nhiều cách khác nhau, thông qua ngôn ngữ cơ thể, trong cuộc trò chuyện trực tuyến hoặc ngoại tuyến.

Vậy trong một cuộc phỏng vấn thì sao? Hãy thể hiện rằng bạn là một người lắng nghe tích cực bằng cách đưa ra những nhận xét chu đáo chứng tỏ bạn đang chú ý. Đặt những câu hỏi hay và cho người đó dừng lại một chút trước khi bắt đầu với câu trả lời của bạn.

4. Lãnh đạo

Hiện nay,  44% các nhà quản lý tuyển dụng đang tìm kiếm các ứng viên có năng lực lãnh đạo. Bởi khoảng cách kỹ năng này không phải bất kỳ ứng viên nào cũng có được.

Nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có tiềm năng đóng góp cho công ty và nhóm bằng cách đảm nhận trách nhiệm của một nhà lãnh đạo hay không.

ky-nang-lanh-dao
Kỹ năng lãnh đạo

Nếu bạn đã từng đóng vai trò lãnh đạo ở một tập thể nào đó, không nhất thiết phải là một dự án lớn, đó có thể là các hoạt động tình nguyện từ thời sinh viên, hoặc bạn đã từng đào tạo nhân sự cho một cửa hàng, hãy trình bày cho nhà tuyển dụng biết. Mô hình STAR cũng có thể hữu ích ở đây để định lượng kết quả của bạn từ những thời điểm bạn thúc đẩy người khác, cải thiện hiệu quả hoặc huy động vốn để đảm bảo kết quả thành công. Ví dụ: nếu bạn tổ chức một chiến dịch gây quỹ vượt mục tiêu ban đầu 20% và tăng gấp đôi tư các thành viên cho hiệp hội hoặc câu lạc bộ của mình, những số liệu thống kê này sẽ minh họa rõ ràng thành tích của bạn.

5. Làm việc nhóm

Bất kể vị trí nào, khả năng làm việc tốt với những người khác là điều tối quan trọng từ cấp độ đầu vào đến quản lý. Tuy nhiên, 36% giám đốc tuyển dụng cho biết khoảng cách kỹ năng làm việc theo nhóm là kỹ năng quan trọng còn thiếu trong nhiều bài viết của ứng viên. Kinh nghiệm của bạn với tư cách là một thành viên trong nhóm là một chỉ số tốt về cách bạn giao tiếp, cộng tác và hòa hợp tốt như thế nào với những người khác.

ky-nang-lam-viec-nhom
Kỹ năng làm việc nhóm

Trong cuộc sống, mọi người đều có một số kinh nghiệm khi trở thành thành viên của một nhóm, cho dù từ trường học, các hoạt động ngoại khóa hay trong khả năng làm việc. Trở thành một thành viên trong nhóm và làm việc hiệu quả liên quan đến việc hiểu rõ trách nhiệm của bạn, sử dụng điểm mạnh cho lợi thế của nhóm và hoàn thành tất cả nhiệm vụ. Chỉ định người bạn đã làm việc cùng, cách bạn đóng góp cho nhóm và sử dụng cơ hội để làm nổi bật các kỹ năng khác mà bạn đã thể hiện như đàm phán hoặc giải quyết xung đột. 

Trong khi “khoảng cách kỹ năng” tiếp tục lan rộng trong lực lượng lao động toàn cầu, những kỹ năng cứng và mềm này có thể được học và phát triển để thu hẹp khoảng cách giữa kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong đợi bạn có và kỹ năng bạn thực sự có. Biết người quản lý tuyển dụng đang tìm kiếm điều gì giúp bạn có lợi thế hơn so với đối thủ và tăng cơ hội được tuyển dụng hoặc thăng chức.

Để khám phá thêm nhiều kiến thức mới về khoảng cách kỹ năng, hãy đón đọc những bài viết tiếp theo trong Đào Tạo Nội Bộ nhé.

=> Xem thêm: 

Scroll to top