Đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn lực là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả công việc và đảm bảo thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích nhu cầu đào tạo nhân viên, việc thu thập thông tin chính là “chìa khóa vàng” mà bất kỳ công ty nào cũng không nên bỏ qua. Vậy những cách thu thập thông tin nào hiệu quả? Hãy xem ngay bài viết được chia sẻ dưới đây của daotaonoibo!
Phân tích nhu cầu đào tạo là gì?
Hiểu đơn giản đây là quá trình thu thập và đánh giá thông tin liên quan đến kiến thức, kỹ năng và khả năng của nhân viên của một tổ chức. Mục tiêu chính là dùng để xác định các lỗ hổng trong kiến thức và kỹ năng hiện có của nhân viên để có thể đưa ra và thực hiện các chương trình đào tạo phù hợp nhằm cải thiện hiệu suất và đáp ứng nhu cầu của các mục tiêu công ty kinh doanh.
Lý do công ty nên phân tích nhu cầu đào tạo của nhân viên?
Phân tích nhu cầu đào tạo là một khâu quan trọng trong quy trình quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Một số lý do chính tại sao các công ty nên phân tích nhu cầu đào tạo của nhân viên:
Cải thiện hiệu suất công việc: Bằng cách phân tích nhu cầu đào tạo của nhân viên, các công ty có thể xác định các kỹ năng, kiến thức và năng lực cần thiết để nhân viên thực hiện công việc một cách hiệu quả.
Xây dựng văn hóa đào tạo: Việc phân tích nhu cầu đào tạo sẽ tạo cơ hội cho các công ty xây dựng văn hóa không ngừng học hỏi và phát triển. Điều này khuyến khích sự sẵn sàng học hỏi của nhân viên và tạo ra một môi trường thúc đẩy thúc đẩy sự đổi mới trong công ty.
Tiết kiệm chi phí: Phân tích nhu cầu đào tạo giúp công ty đảm bảo rằng các khóa đào tạo được lựa chọn là hợp lý và cần thiết. Từ đó, các công ty có thể tránh đầu tư vào đào tạo không cần thiết để tránh lãng phí ngân sách.
Tăng sự hài lòng của nhân viên: Cung cấp các cơ hội đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên cảm thấy có giá trị và được đánh giá cao, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và giúp tăng sự hài lòng của nhân viên.
3 câu hỏi cần khi phân tích nhu cầu đào tạo
Nhân viên làm những công việc gì?
Đây là câu hỏi đầu tiên các công ty phải trả lời trong quá trình phân tích nhu cầu đào tạo. Bằng cách hiểu rõ công việc hàng ngày của nhân viên, công ty có thể xác định các kỹ năng, kiến thức và năng lực cần thiết, giúp tập trung vào những khía cạnh quan trọng cần cải thiện trong suốt chương trình đào tạo.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể xác định những vấn đề tiềm ẩn, khó khăn mà nhân viên gặp phải trong quá trình thực hiện công việc. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm được các chương trình đào tạo phù hợp để giải quyết những thách thức này và nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên.
Công ty mong đợi những nhiệm vụ gì từ nhân viên?
Việc xác định rõ ràng những kỹ năng, kiến thức doanh nghiệp muốn nhân viên sở hữu trong phân tích nhu cầu đào tạo sẽ giúp định hướng rõ trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp đào tạo, tối ưu hóa nguồn lực và thời gian đào tạo. Điều này cũng hỗ trợ quá trình đánh giá đào tạo của công ty nhằm đo lường mức độ thành công, xác định chương trình đào tạo có đạt được mục tiêu đề ra hay không và cần điều chỉnh, cải tiến để đạt hiệu quả tốt hơn mục tiêu hay không.
Tại sao nhân viên không thực hiện những công việc này?
Phân tích lý do tại sao nhân viên không thực hiện các nhiệm vụ được yêu cầu là một bước quan trọng để hiểu vấn đề và tìm ra giải pháp phù hợp. Có thể có nhiều lý do dẫn đến điều này, chẳng hạn như thiếu kiến thức, kỹ năng hoặc gặp khó khăn do các yếu tố cá nhân như cảm thấy thờ ơ, quá nhiều áp lực trong công việc hoặc môi trường làm việc tồi tệ.
Khi hiểu rõ nguyên nhân, doanh nghiệp sẽ xác định cụ thể vấn đề và triển khai các giải pháp phù hợp như đào tạo chuyên sâu để nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết hay đào tạo về phát triển bản thân nhân viên, tư duy tích cực để giúp họ tăng hứng thú với công việc.
4 cách thu thập thông tin để phân tích nhu cầu đào tạo trong doanh nghiệp
Tham khảo thêm ý kiến từ chuyên gia
Một trong những cách tốt nhất giúp công ty thu thập thông tin chính là lấy đóng góp từ những bậc thầy trong ngành hoặc giàu kinh nghiệm về mảng đào tạo có thể cung cấp những hiểu biết giá trị về kỹ năng và kiến thức cần thiết của nhân viên. Qua đó bộ phận đào tạo sẽ hiểu hơn về xu hướng , tiêu chuẩn ngành và đề xuất các phương án phù hợp.
Phân tích dữ liệu có sẵn hoặc KPI
Nghiên cứu dữ liệu và chỉ số hiệu suất chính (KPI) về công việc có thể cung cấp cho khóa đào tạo những hiểu biết quan trọng về những căng thẳng và hạn chế mà nhân viên gặp phải. Từ đó, các công ty có thể phân tích nhu cầu đào tạo của họ và tập trung vào việc cải thiện những lĩnh vực quan trọng nhất.
Quan sát và trao đổi cùng các đối tượng đào tạo
Trong quá trình quan sát người quản lý có thể thấy nhân viên đang hoạt động như thế nào hàng ngày, nhận thấy điểm mạnh và điểm yếu của từng nhân viên. Các cuộc thảo luận sẽ cực kỳ hữu ích, bởi nó giúp nhân viên có thể chia sẻ được những khó khăn và thách thức đang gặp phải và nâng cao được các kỹ năng, kiến thức cần thiết trong công việc.
Chọn phương pháp phù hợp
Việc lựa chọn phương pháp đào tạo nhân sự phải phù hợp với môi trường và điều kiện làm việc hiện tại của công ty. Ví dụ, nếu làm việc nhiều trong môi trường cơ khí công nghệ cao, phương pháp đào tạo trực tuyến và sử dụng công nghệ nên được các công ty áp dụng để tăng tính linh hoạt và tiết kiệm thời gian cho nhân viên.
Ngoài ra, các chương trình đào tạo có thể yêu cầu nguồn lực đáng kể, tài chính, con người và thời gian. Các công ty nên đảm bảo rằng phương pháp đào tạo được lựa chọn phù hợp với ngân sách và các nguồn lực sẵn có để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của quá trình đào tạo.
Hi vọng khi áp dụng những phương pháp này, các công ty sẽ có cái nhìn tổng thể về nhu cầu đào tạo nhân sự và từ đó đưa ra những quyết định chiến lược về phát triển nguồn nhân lực phù hợp sau khi phân tích nhu cầu đào tạo. Liên hệ với nền tảng đào tạo trực tuyến – Đào Tạo Nội Bộ để nhận được sự hướng dẫn chuyên sâu và triển khai e-learning hiệu quả ngay hôm nay.
Xem thêm: