Phân loại các mô hình đào tạo trong doanh nghiệp hiện nay

Có thể nói rằng, phân loại mô hình đào tạo là một trong những khâu vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng các chương trình đào tạo nhân sự theo đúng mục tiêu đặt ra ban đầu. Tuy nhiên, không phải nhà quản lý nào cũng làm tốt khâu này. Trong bài viết hôm nay, Blog Daotaonoibo sẽ giúp anh/chị tìm hiểu về các mô hình đào tạo phổ biến nhất hiện nay. Hãy theo dõi đến cuối bài nhé!

1. Phân loại theo nội dung đào tạo

Khi phân loại các chương trình đào tạo nội bộ theo hướng nội dung, doanh nghiệp sẽ đào tạo theo hai hướng chính:

  • Đào tạo theo định hướng công việc: Đây là hình thức đào tạo tập trung chủ yếu vào việc đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân viên theo từng vị trí công việc. Với hình thức đào tạo này, nhân viên có thể áp dụng kỹ năng một cách thuần thục nhằm nâng cao hiệu suất làm việc.
  • Đào tạo định hướng doanh nghiệp: Khác với đào tạo định hướng công việc, đào tạo định hướng doanh nghiệp dùng để nâng cao các kỹ năng mềm cho nhân viên, hay đào tạo văn hóa liên quan đến mô hình hoạt động của doanh nghiệp.
mo-hinh-dao-tao-phan-loai-theo-noi-dung
Phân loại theo nội dung đào tạo

2. Phân loại theo mục đích đào tạo

Mô hình đào tạo này được phân thành các hình thức sau đây

  • Đào tạo, định hướng nhân viên trong công việc: mục đích chính của hình thức đào tạo này là để xây dựng một quy trình đào tạo chuẩn chỉ dành cho nhân viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là với nhân viên mới.
  • Đào tạo kỹ thuật, an toàn lao động: Hướng dẫn nhân viên về các quy tắc khi làm việc nhằm bảo đảm sự an toàn, tránh các rủi ro lao động
  • Đào tạo công tác quản trị, giúp nhân viên cập nhật những cải tiến mới trong phương pháp làm việc hay quản trị cách thức làm việc hiệu quả.

3. Phân loại theo cách thức tổ chức  

Phân loại theo cách thức tổ chức tổ chức được chia thành đào tạo chính quy và đào tạo tại chức

  • Đào tạo chính quy: Đối với hình thức đào tạo này nhân viên có thể thoát ly hoàn hoàn các công việc hàng ngày và tập trung 100% vào quá trình đào tạo. Do đó, thời gian dùng để đào tạo sẽ được rút ngắn, chất lượng đào tạo cũng được nâng cao hơn so với các hình thức khác. Tuy nhiên, số lượng tham gia hình thức đào tạo này có thể bị hạn chế, gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc tổng thể.
  • Đào tạo tại chức: Đây là hình thức đào tạo áp dụng với một bộ phận nhân viên vừa đi làm vừa tham gia đào tạo. Thời gian diễn ra đào tạo có thể vào buổi tối, ngày nghỉ cuối tuần hay bất kỳ thời gian rảnh rỗi nào của nhân viên, nếu doanh nghiệp hay các tổ chức tiến hành hình thức đào tạo này thông qua các khoa hoc truc tuyen
phan-loai-mo-hinh-dao-tao-theo-cach-thuc-to-chuc
Phân loại theo cách thức tổ chức

4. Phân loại theo địa điểm làm việc  

  • Đào tạo tại nơi làm việc: Đây là hình thức đào tạo được sử dụng chủ yếu tại các doanh nghiệp hiện nay. Theo đó nhân viên sẽ đào tạo tại chỗ, kèm cặp hoặc nhận đào tạo từ những nhân viên cũ có kinh nghiệm trong doanh nghiệp.
  • Đào tạo ngoài nơi làm việc: Đào tạo ngoài nơi làm việc là hình thức doanh nghiệp lựa chọn nhân viên ưu tú của công ty để tham gia đào tạo bên ngoài như dự các hội thảo, workshop hay tham gia khóa đào chuyên sâu.

5. Phân loại theo hình thức đào tạo

Mô hình đào tạo tiếp theo được phân loại dựa trên hình thức đào tạo, bao gồm hai hình thức chủ yếu sau:

  • Đào tạo truyền thống: Giống với các lớp học truyền thống, khi tham gia mô hình đào tạo này, nhân viên sẽ được đào tạo trực tiếp dưới sự hướng dẫn của giảng viên theo kế hoạch đào tạo của doanh nghiệp
  • Đào tạo trực tuyến : là phương thức đào tạo thông qua các thiết bị có kết nối mạng internet nhằm truyền tải nội dung giữa người dạy và người học. Ưu điểm của phương pháp này đó chính là tính linh hoạt về thời gian và địa điểm tham gia đào tạo.
dao-tao-trưc-tuyen
Đào tạo trực tuyến

Trên đây là nội dung bài viết “Phân loại các mô hình đào tạo trong doanh nghiệp hiện nay” Hy vọng bài viết trên có thể đem đến cho anh/chị những thông tin hữu ích.

Scroll to top