Có rất nhiều hình thức đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp, tuy nhiên chúng ta có thể phân thành 2 nhóm chính là đào tạo, phát triển trong công việc và ngoài công việc.
Vậy cụ thể từng phương pháp này như thế nào? Nếu bạn muốn tìm kiếm câu trả lời, xem ngay nội dung bài viết dưới đây của blog chúng tôi!
1. Đào tạo nhân lực trong công việc
Được hiểu là hình thức đào tạo nội bộ trực tiếp tại nơi làm việc. Trong đó người học sẽ tiếp thu kiến thức và kỹ năng thông qua chính công việc mình làm dưới sự hướng dẫn trực tiếp của lao động lành nghề, có kinh nghiệm lâu năm.
Các nhóm phương pháp đào tạo sử dụng
+ Kèm cặp: Sử dụng trong trường hợp đào tạo nhân lực các kỹ năng cần thiết cho nhân viên khi bắt đầu công việc hoặc trong những tình huống khối lượng công việc có thể lượng hóa. Thực chất của kèm cặp chính là áp dụng theo kiểu chỉ dẫn, người chỉ dẫn sẽ đóng vai trò giải thích mục tiêu và cách thức thực hiện công việc, người học cần làm thử bằng các hướng dẫn đó tới khi thành thạo.
+ Luân chuyển công việc: Bố trí nhân viên đảm nhận lần lượt các nhiệm vụ khác nhau ở cùng 1 luồng công việc. Đào tạo theo cách này sẽ tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm, am hiểu chuyên sâu hơn về cơ cấu tổ chức bên trong doanh nghiệp.
Theo đó cán bộ quản lý tương lai cũng sẽ có được cơ sở kiến thức và kinh nghiệm vững vàng, phong phú.
+ Tập sự: Áp dụng đối với đào tạo cán bộ quản lý. Đây cũng là cách giúp nhân sự hiểu biết thực tế công việc, đồng thời tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc.
Ưu điểm
Thông thường nội dung đào tạo sẽ gắn liền cùng với thực tế công việc: Từ đó người học sẽ nhanh chóng nắm vững được kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc.
Chi phí đào tạo nhân lực thấp do tiết kiệm được chi phí gửi người đi đào tạo cùng thuê giảng viên giảng dạy.
Hạn chế tình trạng người lao động nghỉ việc sau khi tham gia khóa đào tạo vì những kỹ năng họ học được do đào tạo trong công việc đem lại phần lớn chỉ tương thích với đặc điểm hoạt động, hay sản xuất tại chính nơi họ được đào tạo.
Nhược điểm
Mặc dù có thể học được cả những yếu tố tiên tiến nhưng cũng có thể học cả các yếu tố chưa hợp lý, hạn chế của người dậy khi họ thiếu kỹ năng sư phạm và thiếu sự nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
Chi phí gián tiếp cho công tác đào tạo khá lớn nếu học viên làm gián đoạn nguồn công việc, hay làm mất uy tín của tổ chức, khách hàng,…
Quy mô đào tạo thường nhỏ.
2. Đào tạo nhân lực ngoài công việc
Với hình thức đào tạo này người học được tách hoàn toàn khỏi công việc thực tế.
Các nhóm phương pháp đào tạo sử dụng
+ Mở lớp bên cạnh doanh nghiệp: Hình thức dựa trên những cơ sở vật chất sẵn có của đơn vị. Chương trình giảng dạy sẽ có 2 phần chính: phần lý thuyết sẽ được các kỹ sư giảng dạy, cán bộ kỹ sư, công nhân lành nghề. Phần thực hành sẽ diễn ra tại xưởng thực tập hoặc cũng có thể là xưởng sản xuất.
+ Tổ chức buổi hội thảo, giảng dạy ngắn ngày
+ Cử học viên tới những trường chính quy
+ Đào tạo trực tuyến (qua hệ thống e learning): Người học chỉ cần đăng nhập hệ thống trên máy tính, sau đó thực hiện theo hướng dẫn mà không cần sự chỉ dẫn trực tiếp của giáo viên.
Ưu điểm
– Tiếp nhận đào tạo nhân lực một cách hệ thống, khoa học : Nắm bắt nội dung chính xác, hiệu quả trong môi trường lớp học. Bởi nó thường ít gây phân tán tư tưởng.
– Đào tạo được cùng lúc trên quy mô lớn
Nhược điểm
– Thời gian đào tạo dài, chi phí lớn
– Tình huống mô phỏng đôi khi không sát thực tế làm việc
– Người học có thể sẽ rời bỏ công ty sang chỗ khác sau khi kết thúc đào tạo
Trên đây là phương pháp đào tạo nhân lực hiệu quả doanh nghiệp có thể tham khảo. Hy vọng bài viết hữu ích và công tác đào tạo của tổ chức sẽ gặt hái được nhiều thành công!
Xem thêm: