Đánh giá nhân sự sau đào tạo là phương pháp nhằm xác định mức độ hiệu quả của khóa học đối với chất lượng năng suất lao động trong doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách vận dụng mô hình đánh giá nhân sự khác nhau. Hôm nay, Đào Tạo Nội Bộ sẽ giới thiệu cho anh/chị mô hình Phillips ROI, được nhận xét là một trong ba mô hình phổ biến nhất trên thế giới trong đánh giá hiệu quả đào tạo nhân sự.
* Xem thêm: Mô hình Kirkpatrick Taxonomy trong đánh giá nhân sự
Khái niệm về mô hình Phillips ROI
Mô hình Phillips ROI là một phương pháp và quy trình dành cho bô phận HR nhằm xác định chi phí đào tạo nhân sự so với kết quả thực tế. Bạn có thể thấy mô hình này cũng sử dụng các từ “phương pháp luận”, “quy trình” và “mô hình” thay thế cho nhau để mô tả Mô hình Phillips ROI.
Mô hình Phillips ROI được xây dựng dựa trên Mô hình Kirkpatrick, là một trong những mô hình được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá các chương trình đào tạo. Nó phân loại dữ liệu từ các loại chương trình đào tạo nhân viên khác nhau để đo lường:
– Phản ứng của những người tham gia
– Việc học thực tế của những người tham gia
– Sự thay đổi hành vi sau khóa đào tạo
– Kết quả cuối cùng
Tuy nhiên, các tổ chức luôn phải cân đối các nguồn chi phí từ các khóa đào tạo này đối với chất lượng mà họ nhận được. Nếu để ngân sách quá lớn mà hiệu quả lại không cao, thì đây cũng là một khoản lỗ lớn cho doanh nghiệp. Vì vậy, mô hình Phillips ROI ra đời để xác định giá trị thực tế của chương trình đào tạo nhân sự và lợi tức đầu tư của chúng.
Mô hình Phillips ROI làm cho các xác định dòng tiền đầu tư cho đào tạo nhân sự rõ ràng hơn bằng cách thêm cấp thứ năm để tính toán ROI của mỗi chương trình. Mức bổ sung này so sánh kết quả học tập tác động đến kinh doanh với tổng chi phí đào tạo.
Phương pháp Phillips tách biệt tác động của chương trình với các yếu tố ảnh hưởng khác ở tất cả các cấp độ đánh giá của chương trình đào tạo. Dữ liệu được lọc này cho phép bộ phận HR thu được lợi ích ròng chính xác từ các chương trình đào tạo khác nhau.
Năm cấp độ của mô hình Phillips ROI
Mô hình Kirkpatrick là mô hình thực tế của việc đánh giá đào tạo trong những năm 1970 và 1980. Với cuốn sách của mình về đánh giá đào tạo, Jack Phillips đã mở rộng những thiếu sót của nó bao gồm các cân nhắc về lợi tức đầu tư (ROI) của các chương trình đào tạo.
Từ đó, Jack Phillips đã tiếp cận và mở rộng mô hình của mình dựa trên Mô hình Kirkpatrick để xây dựng Mô hình Phillips ROI với 5 bước:
Level 1: Phản ứng
Level 2: Học tập
Level 3: Ứng dụng và triển khai
Level 4: Tác động
Level 5: Lợi tức đầu tư
Cụ thể chi tiết 5 cấp độ như sau:
Level 1 – Phản ứng
Ở cấp độ đầu tiên trong mô hình Phillips ROI, các nhà quản lý đào tạo sử dụng các cuộc khảo sát ngắn để thu thập dữ liệu về phản ứng của người tham gia đối với khóa đào tạo của họ. Bước này không quá khác so với Mô hình Kirkpatrick, nhưng dữ liệu thu thập ở đây không mang lại quá nhiều lợi ích trực tiếp cho tổ chức. Dữ liệu ở cấp độ này chỉ nhằm mục đích đánh giá về mức độ gắn kết trong chiến lược đào tạo của bạn.
Level 2 – Học tập
Trong bước này, học viên hoàn thành một cuộc khảo sát câu hỏi trắc nghiệm (MCQs) hoặc các câu đố cả trước và sau khóa đào tạo. Người quản lý đào tạo diễn giải các câu trả lời để xác định lượng kiến thức họ đã thu được. Về phần này, mô hình Phillips ROI khá giống với Kirkpatrick.
Level 3 – Ứng dụng & Triển khai
Không giống như Mô hình Kirkpatrick, Mô hình Phillips ROI không chỉ thu thập dữ liệu để đánh giá hiệu quả đào tạo mà còn diễn giải được lý do đằng sau sự thành công hoặc thất bại của một khóa đào tạo.
Khi một chương trình bị lỗi, dữ liệu mô hình Kirkpatrick không cho các tổ chức biết vấn đề nằm ở đâu và cách giải quyết chúng như thế nào. Tuy nhiên, Mô hình Phillips ROI bổ sung phản hồi định tính vào quy trình dữ liệu để giúp các tổ chức cải thiện chương trình đào tạo của họ. Do đó, các nhóm đánh giá đào tạo có thể hiểu những thay đổi cụ thể nào đối với chương trình sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho khóa học sau.
Level 4 – Tác động
Ở cấp độ 4 của Mô hình Kirkpatrick, chỉ đo lường kết quả kinh doanh và tác động. Mô hình Phillips ROI mở rộng trọng tâm của cấp độ 4 từ kết quả đơn phương sang tác động đa chiều. Mô hình mới cho phép bạn phân tích tác động của nội dung đào tạo và các yếu tố khác góp phần vào hiệu suất cuối cùng của người tham gia.
Level 5 – Lợi tức đầu tư (ROI)
Ở cấp độ thứ năm, mô hình Phillips ROI sử dụng phân tích chi phí và lợi ích để xác định tác động của nguồn vốn đầu tư cho khóa đào tạo có ảnh hưởng gì đến chất lượng năng suất lao động của nhân viên. Các nhà quản lý đào tạo có thể sử dụng dữ liệu này để đo lường và truyền đạt lợi ích của chương trình cho các bộ phận khác trong công ty và cung cấp bằng chứng cho giám đốc điều hành về giá trị của các chương trình đào tạo.
Mô hình Phillips ROI không chỉ kế thừa những tinh hoa của Kirkpatrick mà còn mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu đánh giá chi tiết, thực tế của các khóa đào tạo nhân sự. Vậy làm thế nào để tính ROI dựa trên mô hình này? Hãy theo dõi đáp án trong bài viết tiếp theo nhé!
* Xem thêm:
5 cách đánh giá đào tạo dành riêng cho doanh nghiệp (Phần 1)
5 cách đánh giá đào tạo dành riêng cho doanh nghiệp (Phần 2)