Hiện nay, theo số liệu thống kê, có đến 87% các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp tự tin rằng không có khoảng cách kỹ năng giữa họ và nhà tuyển dụng, những kiến thức đã đúc kết trên ghế nhà trường là đủ để bước vào một bước ngoặt mới mang tên “ đi làm toàn thời gian”. Các bạn nghĩ rằng yêu cầu về khoảng cách kỹ năng giữa họ và người sử dụng lao động không quá khác biệt và họ dễ dàng có thể bắt tay ngay vào công việc nếu được tuyển dụng.
Thật không may, chỉ 50% giám đốc tuyển dụng cho rằng những người tốt nghiệp được chuẩn bị hành trang kỹ năng cơ bản ổn định để bắt đầu vào công việc. Và một nghiên cứu khác cho thấy rằng 92% giám đốc điều hành tin rằng người lao động mới ra trường không có kỹ năng.
Đối với những người không quen với cụm từ này, “khoảng cách kỹ năng” là khoảng cách giữa các kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong đợi nhân viên có và các kỹ năng mà nhân viên hoặc người tìm việc thực sự có.
Cho dù người lao động đang tìm kiếm một công việc hay đang tìm cách leo lên những bậc thang mới trong sự nghiệp, nếu bạn biết tìm hiểu về các cách phân tích khoảng cách kỹ năng, từ đó nắm trong tay những nhóm kỹ năng cứng, kỹ năng mềm cần thiết sẽ giúp cho những bước tiến trong tương lai đi xa hơn rất nhiều.
=> Xem thêm: Tầm quan trọng của phân tích khoảng cách kỹ năng nhân viên
Sự khác biệt giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm?
Trước khi đi phỏng vấn, các bạn nên hiểu rằng nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm hai bộ kỹ năng chính trong CV đó là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Khoảng cách kỹ năng giữa hai thành phần này sẽ là nhân tố chính quyết định bạn có được tuyển dụng hay không.
Kỹ năng cứng là những kiến thức cụ thể đã từng được đào tạo trên ghế nhà trường, có thể dạy được, có thể được xác định và đo lường. Ví dụ: đánh máy, viết, đọc và khả năng sử dụng các chương trình phần mềm.
Mặt khác, các kỹ năng mềm là những kỹ năng ít hữu hình hơn và khó định lượng. Ví dụ: quản lý thời gian, tư duy sáng tạo và khả năng lãnh đạo.
Mặc dù các kỹ năng mềm ít đo lường được và ít được dạy hơn, nhưng chúng cũng rất quan trọng đối với sự thành công trong sự nghiệp. Một số người có thể cho rằng chúng thậm chí còn quan trọng hơn những kiến thức chuyên môn mà bạn đã từng được học. Những người tài năng nhưng kỹ năng mềm kém bị doanh nghiệp sa thải.
Vậy bạn nên tập trung phát triển những kỹ năng nào?
Top 3 kỹ năng cứng cần thiết cho nhân viên
1. Viết thành thạo
Kỹ năng viết thành thạo đã chiếm vị trí đầu tiên trong nhóm khoảng cách kỹ năng cần thiết, với 44% người quản lý tuyển dụng nói rằng những sinh viên tốt nghiệp gần đây đang rất thiếu kỹ năng viết tốt.
Bất kể bạn có học chuyên ngành ngôn ngữ hay báo chí hay không, ngày nay, các nhà quản lý tuyển dụng đều muốn những người viết tốt, vì ngày càng có nhiều giao tiếp diễn ra trực tuyến qua email, chat,…
Cách mà nhà tuyển dụng đánh giá đầu tiên là đảm bảo sơ yếu lý lịch và thư xin việc của bạn hoàn hảo về mặt ngôn từ, tư duy, cách trình bày các ý khoa học, có logic, tạo điểm nhấn và tuân theo các nguyên tắc viết email theo quy phạm.
2. Nói trước đám đông
Ước tính cứ bốn người thì có ba người mắc chứng lo âu khi nói, và nhiều người sợ nói trước đám đông hơn là bị sa thải. Với những số liệu thống kê đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi 39% các nhà quản lý tuyển dụng nhận thấy các ứng viên thiếu hụt khoảng cách kỹ năng về thuyết trình trước đám đông một cách nghiêm trọng.
Nói trước đám đông không chỉ giới hạn trong phạm vi khán phòng lớn, thay vào đó chúng còn được sử dụng hàng ngày, khi thuyết trình, tương tác với khách hàng và tham gia các cuộc họp.
Trước khi có những buổi nói trước đám đông tại công ty, cuộc phỏng vấn sẽ là bước đầu tiên để nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng này của bạn. Vì vậy, hãy chuẩn bị bằng cách luyện tập các câu trả lời cho một số câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất. Ngôn ngữ cơ thể cũng là một phần quan trọng trong việc nói trước đám đông, hãy đảm bảo luôn luôn giao tiếp linh hoạt bằng ánh mắt và cố gắng thư giãn. Nếu bạn trong trạng thái thoải mái, điều đó cũng sẽ khiến nhà tuyển dụng có cảm tình hơn rất nhiều. Trên sơ yếu lý lịch, nên làm nổi bật các ví dụ về kinh nghiệm, ví dụ: các bài thuyết trình đã từng nói trước lớp, các cuộc thi hùng biện bạn đã thắng,…
3. Phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu là điều tối quan trọng trong hầu hết mọi ngành. Các công ty cần những nhân viên có kỹ năng, những người có thể tổ chức và phân tích dữ liệu để cung cấp cho họ cái nhìn từ tổng thể đến chi tiết về doanh số bán hàng, khách hàng, tài chính và hầu như bất kỳ thứ gì khác có thể đo lường được. Tuy nhiên, 36% các nhà quản lý tuyển dụng cảm thấy rằng khoảng cách kỹ năng của các ứng viên hiện nay với kỹ năng này còn thiếu rất lớn.
Nếu công việc yêu cầu kỹ năng phân tích dữ liệu, hãy đưa ra các trường hợp cần sử dụng đến kỹ năng này, tập sử dụng các công cụ có liên quan để giải quyết những bài toán đó. Ngoài ra, các nhà tuyển dụng tiềm năng cũng có thể đánh giá kỹ năng của bạn từ bất kỳ khóa đào tạo nào bạn đã hoàn thành. Vì vậy, bạn có thể đi học thêm các khóa đào tạo về phân tích và thêm những chứng chỉ đó vào sơ yếu lý lịch, giúp hồ sơ của bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, để rút ngắn khoảng cách kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu, thì chỉ cần kỹ năng cứng là chưa đủ. Hiện nay, theo số liệu thống kê, kỹ năng mềm có vai trò không nhỏ đến sự quyết định bạn có được trúng tuyển hay không. Nên chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 5 kỹ năng mềm cần thiết để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng ở bài viết tiếp theo trong website Đào Tạo Nội Bộ.
=> Xem thêm: