Hiện nay, với lực lượng lao động ngày càng trẻ hóa, công nghệ mới và thị trường phát triển sôi động, nhiệm vụ của lực lượng quản lý nhân sự lại càng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành bại của cả một doanh nghiệp. Thông thường những thách thức phát sinh từ khoảng cách kỹ năng giữa nhu cầu của doanh nghiệp, khả năng tìm kiếm của bộ phận nhân sự và kỹ năng thực tế của nhân viên. Mặc dù những khoảng cách kỹ năng này hầu như trong doanh nghiệp nào cũng gặp phải, nhưng cũng có một số giải pháp tiêu chuẩn để giải quyết chúng.
Có nhiều loại khoảng cách kỹ năng và chúng có thể khác nhau tùy thuộc vào doanh nghiệp và ngành, nhưng có ba loại chính cần chú ý. Ba khoảng cách này đã phát sinh từ một số xu hướng chung trong lực lượng lao động và nền kinh tế, nên hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối mặt với ít nhất một trong số đó.
1. Khoảng cách kỹ năng
Đây là những kỹ năng mà các công ty nghĩ rằng họ cần so với những kỹ năng mà họ thực sự có hoặc có nhưng vẫn chưa hoàn thiện, hay còn được gọi là khoảng cách kỹ năng của lực lượng lao động. Khoảng cách này đang gia tăng trong những năm gần đây và có thể phát sinh vì một số lý do.
Vấn đề cốt lõi khi xảy ra khoảng cách kỹ năng là do việc lập kế hoạch chưa bám sát theo xu hướng thị trường và mong muốn phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Điều này có thể là vì một doanh nghiệp tập trung hoàn toàn vào chiến lược hiện tại hơn là xem xét dự báo những thách thức trong tương lai, hoặc đơn giản là họ không có công nghệ để làm như vậy. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp không có cái nhìn rõ ràng về các kỹ năng hiện tại của họ, không xác định được họ cần những kỹ năng nào trong tương lai để đạt được mục tiêu và vượt qua thách thức, lập kế hoạch không sát để đào tạo nhân sự ở những vị trí còn thiếu sót.
Khoảng cách kỹ năng của lực lượng lao động cũng có thể xuất phát từ những kỳ vọng không thực tế. Với nhiều doanh nghiệp tập trung vào nhu cầu giữ chi phí thấp, họ có thể tự tin rằng các kỹ năng hiện tại mà họ có là đủ. Điều này có thể đúng khi xem xét các kỹ năng cho một dự án sắp tới hoặc công việc ngắn hạn. Các doanh nghiệp thường miễn cưỡng phải thuê ngoài để có một số kỹ năng nhất định hoặc đầu tư vào đào tạo khi họ không chắc chắn về mức độ hữu ích của các kỹ năng đó đối với doanh nghiệp về lâu dài. Việc phụ thuộc hoàn toàn vào các kỹ năng hiện tại có thể dẫn đến khoảng cách kỹ năng tăng lên giữa chừng của một dự án và có nguy cơ gặp rủi ro về thời hạn hoặc chất lượng công việc.
Tất nhiên, khoảng cách kỹ năng cũng có thể xảy ra bất ngờ mà ngay cả việc lập kế hoạch tốt nhất cũng không thể đoán trước được. Ví dụ như việc phát triển liên tục của các công nghệ mới hoặc khoảng cách kỹ năng trong thị trường việc làm.
Khoảng cách kỹ năng có thể xảy ra ở cấp độ cá nhân trong đó các kỹ năng mà nhân viên có không phù hợp với yêu cầu sắp tới của doanh nghiệp. Điều này có thể là do có những thay đổi trong nhiệm vụ của nhân viên khiến việc đánh giá hiệu suất lao động không cao. Nó cho thấy họ còn đang thiếu những kỹ năng mới cần thiết cho những dự án mới hoặc sự thăng tiến trong tương lai.
Khoảng cách kỹ năng ở cấp nhóm hoặc cấp công ty thường được phát hiện khi một doanh nghiệp hoặc nhóm không đạt được mục tiêu của họ hoặc một dự án lớn sắp tới đòi hỏi một số kỹ năng nhất định. Khoảng cách kỹ năng ở đây cũng có thể phát sinh từ sự thay đổi chiến lược hoặc tiếp nhận các công nghệ mới.
Làm thế nào để thu hẹp khoảng cách kỹ năng của lực lượng lao động?
Thực hiện phân tích khoảng cách kỹ năng bằng cách đánh giá năng lực và kỹ năng hiện tại của nhân viên và sau đó xác định những kỹ năng doanh nghiệp cần nhân viên học tập, ứng dụng trong tương lai. Phần mềm có thể giúp hỗ trợ quá trình này bằng cách cung cấp cái nhìn tổng quan rõ ràng hơn về lực lượng lao động hiện tại, các kỹ năng mà họ có và mục tiêu cá nhân của họ về các kỹ năng mà họ muốn phát triển. Từ đó, có thể nhanh chóng và dễ dàng xác định những kỹ năng tiềm tàng trong nhân viên và lọc lực lượng lao động theo các kỹ năng họ có hoặc muốn học là bước đầu tiên cần thiết để có thể thu hẹp khoảng cách kỹ năng.
Sau đó, doanh nghiệp phải có khả năng xác định các kỹ năng cần thiết hiện tại để đánh giá khoảng cách kỹ năng. Hãy suy nghĩ về những gì công ty mong muốn và những gì nhân viên cần để thực hiện tốt vai trò của họ. Nếu đó là cho một dự án mới thì có thể rõ ràng ngay từ đầu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc. Các lỗ hổng kỹ năng khác có thể ít rõ ràng hơn, chẳng hạn như thiếu kỹ năng mềm, từ đây doanh nghiệp có thể tạo dựng một số chương trình đào tạo nhân lực để bổ sung thêm những nhóm kỹ năng này cho nhân viên.
Cuối cùng, doanh nghiệp có thể xem xét việc hoàn thiện các kỹ năng thông qua tuyển dụng hoặc đào tạo. Lựa chọn phù hợp sẽ phụ thuộc vào thử thách khoảng cách kỹ năng cụ thể. Ví dụ, một dự án sắp tới có ngày bắt đầu và thời hạn chặt chẽ, do đó, việc thuê ngoài một người đã có các kỹ năng cần thiết có thể là một lựa chọn thực tế hơn đào tạo một nhân viên hiện tại từ đầu. Nếu doanh nghiệp đang xem xét các mục tiêu dài hạn hơn, thì nên đầu tư vào phát triển một số chương trình đào tạo kỹ năng cần thiết cho những định hướng sắp tới.
Để giảm bớt khoảng cách kỹ năng trong tương lai, doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện một chiến lược thay đổi mạnh mẽ. Một lần nữa, giải pháp nhân sự phù hợp có thể giúp thực hiện điều này dễ dàng hơn bằng cách cung cấp các công cụ dự báo để giúp doanh nghiệp đánh giá khi nào lực lượng lao động hiện tại cần tiếp thu thêm những kỹ năng mới hoặc các tình huống khác có thể dẫn đến khoảng cách kỹ năng trong tương lai. Sau đó, nó có thể giúp tự động hóa quá trình lọc lực lượng lao động theo kỹ năng và kế hoạch kinh doanh để giúp sắp xếp đúng nhân viên vào đúng nhiệm vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Theo thời gian, những công cụ này có thể giúp doanh nghiệp xây dựng nguồn kỹ năng chất lượng để công ty luôn có nhân viên phù hợp với công việc.
Vậy còn những phương pháp nào giúp doanh nghiệp thu hẹp được khoảng cách kỹ năng? Hãy đón đọc vào bài viết tiếp theo của Đào Tạo Nội Bộ nhé!
=> Xem thêm: 5 bước ngăn ngừa khoảng cách kỹ năng tại nơi làm việc