Đánh giá đào tạo là cách để các doanh nghiệp thu thập thông tin về các khóa đào tạo, phân tích và đưa ra những chiến lược đào tạo tiếp theo nhằm nâng cao năng lực làm việc và hiệu suất lao động của nhân viên.
Mục tiêu chính của việc đánh giá hiệu quả đào tạo là xác định xem chương trình đào tạo đó có đạt được kỳ vọng mà doanh nghiệp đưa ra ở thời điểm ban đầu hay không. Hiện nay có một số phương pháp và công cụ đánh giá đào tạo có sẵn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đánh giá và cải thiện đáng kể kết quả đào tạo trong tương lai.
Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ vì sao các doanh nghiệp cần đánh giá đào tạo.
Lợi ích của việt đánh giá đào tạo
Đánh giá đào tạo là một hoạt động giúp các tổ chức kiểm tra được tính hiệu quả của khóa học đào tạo nhân sự có giúp người lao động cải thiện năng suất làm viêc cũng như kiến thức thực tế mà vẫn tối ưu được chi phí đầu tư của doanh nghiệp hay không. Dưới đây là một số lợi ích mà đánh giá đào tạo mang lại cho các doanh nghiệp:
* Đánh giá đúng quá trình đào tạo thực tế
Đánh giá đào tạo phản ánh đúng chất lượng các chương trình đào tạo dựa trên các tiêu chí về khoảng cách năng lực giữa các thành viên tham dự và mức độ áp dụng kiến thức thực tế sau đào tạo.
* Tính minh bạch trong phản hồi
Đánh giá đào tạo cũng đóng vai trò như một cơ chế phản hồi thích hợp giữa người đào tạo và người tham dự thông qua các bài đánh giá minh bạch. Điều này giúp doanh nghiệp biết được nhu cầu của nhân viên và điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo nhân sự hợp lý đến từng cá nhân.
* Tiết kiệm chi phí
Đánh giá đào tạo đảm bảo xác định được các khóa học có thể đáp ứng phạm vi ngân sách nhất định đồng thời vẫn xây dựng tuyến nội dung chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập thêm những kỹ năng mới cho nhân viên.
5 phương pháp đánh giá đào tạo
Có một số loại phương pháp đánh giá đào tạo để đo lường hiệu quả đào tạo của doanh nghiệp, ví dụ: mẫu khảo sát, đặt ra các câu hỏi, nghiên cứu hành vi người học và các kỳ thi cấp chứng chỉ chính thức.
Ở đây, Đào Tạo Nội Bộ sẽ cùng bạn thảo luận về 5 phương pháp đã được các doanh nghiệp hàng đầu sử dụng để đo lường hiệu quả đào tạo.
1. Mô hình phân loại Kirkpatrick
Kirkpatrick Taxonomy là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá đào tạo trong doanh nghiệp.
Được phát triển và thiết kế bởi Don Kirkpatrick, mô hình này cung cấp một chiến lược bốn cấp độ toàn diện để đánh giá hiệu quả của bất kỳ khóa học hoặc chương trình đào tạo nào.
Chi tiết 4 cấp độ như sau:
* Cấp độ 1: Phản ứng
Đây là cấp độ mà bạn đánh giá phản ứng của những người tham gia đối với khóa đào tạo để xác định các điều kiện học tập có phù hợp hay không. Bạn có thể yêu cầu những người tham gia hoàn thành một cuộc khảo sát ngắn hoặc điền các biểu mẫu phản hồi và đánh giá phản ứng của họ đối với việc đào tạo.
* Cấp độ 2: Học tập
Trong giai đoạn thứ hai, đây là bước xác định những gì học viên học được từ khóa đào tạo. Trong hầu hết các trường hợp, các bài kiểm tra thực tế hoặc những câu hỏi sau khi kết thúc đào tạo sẽ đánh giá được điều này.
* Cấp độ 3: Hành vi
Đây là giai đoạn diễn ra một thời gian sau khi đào tạo. Trong giai đoạn này, bạn cố gắng đánh giá xem liệu những người tham gia có thực sự đưa những gì họ học được vào thực tế trong vai trò công việc của họ hay không. Điều này có thể được thực hiện bằng cách yêu cầu những người tham gia hoàn thành các bản tự đánh giá hoặc bằng cách yêu cầu người giám sát của họ chính thức đánh giá họ.
* Cấp độ 4: Kết quả
Trong giai đoạn cuối, bạn cần đánh giá liệu khóa đào tạo có đáp ứng được kỳ vọng của các bên liên quan hay không bằng cách xác định tỷ suất sinh lợi trên kỳ vọng, còn được gọi là ROE.
Vậy còn phương pháp đánh giá đào tạo nào giúp doanh nghiệp xác định được chất lượng đào tạo nhân lực trong tương lai? Hãy cùng đón đọc trong bài viết tiếp theo cùng Đào Tạo Nội Bộ nhé!