Đánh giá nhân viên là một hoạt động quan trọng đối với sự phát triển của bộ máy nhân sự. Khi quy trình đánh giá được tiến hành rõ ràng, minh bạch và phù hợp thì kết quả đạt được sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển chung của công ty. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến các tổ chức, doanh nghiệp quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả, hãy cùng Đào Tạo Nội Bộ tham khảo!
Đánh giá nhân viên là gì?
Đánh giá nhân viên là công việc được thực hiện bởi các nhà quản lý hay bộ phận nhân sự. Theo dõi và kiểm tra nhân viên về nhiều mặt: Thái độ làm việc, mối quan hệ trong công việc, kỹ năng lập kế hoạch làm việc, kết quả công việc. Từ đó, nhà quản lý nhân sự sẽ đưa ra được những đánh giá chuẩn xác nhất về phía nhân viên để định hướng phát triển cùng khen thưởng sao cho thích hợp nhất.
Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý thực hiện quá trình đánh giá dựa trên cảm tính. Kết quả là hiệu quả không như mong muốn. Do đó, cần phải thực hiện các khoản đầu tư cần thiết để cải thiện kết quả cho toàn bộ quá trình đánh giá.
Tổng hợp các cách đánh giá nhân viên phổ biến
Hiện nay có rất nhiều phương pháp đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên được sử dụng. Mỗi phương pháp đều sẽ có các ưu, nhược điểm khác nhau. Do đó, phải tùy chỉnh theo thực tế của doanh nghiệp. Dưới đây là 6 phương pháp được sử dụng nhiều nhất mà các nhà quản lý có thể tham khảo.
Đánh giá bằng cách theo dõi sự kiện quan trọng
Với phương pháp này, nhà quản trị nhân sự sẽ ghi lại các hành vi (tích cực và tiêu cực) của nhân viên tại nơi làm việc, trong khoảng thời gian nhất định. Sau đó các ghi chú này sẽ được tổng hợp để đưa vào biên bản nghiệm thu cuối cùng.
Đây là một phương pháp đánh giá nhân viên rất hữu ích khi cần theo dõi dần dần sự tiến bộ của một nhân viên theo thời gian. Ví dụ, việc đào tạo một chuyên môn nào đó có hiệu quả với nhân viên không? Đồng thời, người quản lý cũng có thể góp ý kịp thời cho nhân viên nếu họ liên tục phát hiện nhiều dấu hiệu tiêu cực.
Tuy nhiên, phương pháp giám sát này cũng có một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý. Có khả năng đôi khi các ghi chú bị bỏ sót, thiếu tính khách quan hoặc có thể khiến nhân viên khó chịu khi biết lỗi của mình đang được ghi lại.
Phương pháp đánh giá 360 độ
Theo phương pháp đánh giá nhân viên này, mỗi nhân viên sẽ được đánh giá dựa trên phản hồi từ quản lý trực tiếp, đồng nghiệp và nhân viên từ các bộ phận khác. Những người này đều là những người đã từng làm việc hoặc đang làm việc với nhân viên được đánh giá.
Mỗi nhân viên sẽ nhận được một bảng câu hỏi, trong đó bao gồm danh sách tên của các đồng nghiệp. Cùng với đó là một loạt các tiêu chí năng lực để thực hiện các đánh giá tương ứng. Bằng cách này, nhân viên được đánh giá không chỉ về năng lực chuyên môn mà còn về thái độ và năng khiếu của họ.
Việc đánh giá đa chiều sẽ mang lại tính khách quan cho kết quả đánh giá. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng điều này có thể khiến kết quả trở nên phức tạp và khó kiểm soát.
Phương pháp Checklist
Thực hiện đánh giá nhân viên theo phương pháp checklist nghĩa là sử dụng một loạt các câu hỏi để đánh giá hiệu quả thực hiện công việc do bộ phận nhân sự đặt ra. Nội dung của những câu hỏi này sẽ được đặt ở dạng “Có/Không”.
Điều này được thực hiện để thu thập ý kiến của người quản lý về khả năng của một nhân viên cụ thể. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản và ngắn gọn. Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo rủi ro về thông tin khách quan và không chính xác.
Phương pháp tự đánh giá
Thực hiện phương pháp tự đánh giá sẽ cho nhân viên biết tự nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của chính họ. Nhân viên sẽ được yêu cầu đánh giá hiệu suất của chính họ thông qua một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Như vậy, họ sẽ thể hiện sự tự tin vào khả năng của mình.
Với kết quả này, nhân viên sẽ tiếp tục tham gia thảo luận với các nhà quản lý trực tiếp. Cuộc thảo luận này sẽ làm rõ những khiếm khuyết tiềm ẩn. Từ đó, hai bên sẽ có phương án khai thác ưu điểm và hạn chế tốt hơn nhược điểm.
Phương pháp đánh giá thang điểm năng lực
Đây là phương pháp đánh giá hiệu quả đào tạo cực kỳ phổ biến, thường hay được dùng. Mỗi vị trí sẽ có những bộ kỹ năng nhất định và kỹ năng của từng nhân viên sẽ được đánh giá theo thang điểm từ xuất sắc đến rất kém. Cách tiếp cận này giúp người đánh giá có thể dễ dàng so sánh các nhân viên cùng với nhau. Đồng thời, nó cũng sẽ làm rõ các kỹ năng nên được cải thiện và cần phát huy.
Kết luận
Trên đây là những phương pháp đánh giá nhân viên phổ biến mà các tổ chức, doanh nghiệp nên biết. Các nhà quản lý có thể áp dụng để đưa vào hệ thống đánh giá năng lực nhân sự hiệu quả. Hi vọng bài viết trên hữu ích, từ đó giúp các doanh nghiệp có thêm những gợi ý hay và thiết thực cho mình.
Ngoài ra để có được những số liệu đánh giá nhân viên chuẩn xác hơn, các tổ chức có thể tham khảo sử dụng nền tảng Đào Tạo Nội Bộ bằng cách liên hệ ngay cho chúng tôi!
Xem thêm: