Nguyên tắc đánh giá nhân viên thường dựa trên sự minh bạch, công bằng, dữ liệu thực tế và cần tuân theo quy trình nhất định. Các tiêu chí đánh giá nhân viên khá quan trọng và phải được xây dựng ngay từ đầu. Ngoài ra bộ tiêu chí này cũng sẽ là động lực để nhân viên phát huy thế mạnh bản thân. Vậy cách thức đánh giá ra sao? Xem tiếp nội dung bên dưới!
1. Tiêu chí đánh giá nhân viên phổ biến thường dùng
Tiêu chí đánh giá
+ Tiêu chí về thái độ: nhiệt tình, trung thực, tôn trọng, giờ giấc làm việc, phối hợp, hợp tác,…
+ Tiêu chí năng lực: hiệu suất làm việc, thời gian hoàn thành, mức độ hoàn thành công việc,…
Phương thức đánh giá nhân viên
+ Phương pháp đánh giá 360 độ: nhân viên được đánh giá dựa trên phản hồi của quản lý trực tiếp, nhân viên, đồng nghiệp, khách hàng,…Bằng cách này, kết quả sẽ thể hiện được đồng thời thái độ làm việc và cả năng lực làm việc của nhân viên.
+ Phương pháp Checklist: Người đào tạo nội bộ sẽ đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên qua bảng các câu hỏi được soạn thảo dưới dạng“có/không”.
+ Phương pháp tự đánh giá: Nhân viên tự đánh giá năng lực bằng cách trả lời các câu hỏi có nhiều đáp án. Sau đó nhân viên sẽ cần tiếp tục trao đổi với quản lý, qua đó để họ thấy được những hạn chế của mình sau đó kết hợp cùng quản lý đề ra phương án khắc phục hiệu quả.
+ Đánh giá theo điểm năng lực: Thang điểm sẽ được quy định từ trước từ rất tệ cho tới xuất sắc. Dựa vào kết quả người quản lý giúp so sánh những người nhân viên với nhau, hơn nữa làm rõ những năng lực cần cải thiện cũng như cần phải phát huy.
2. Quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả
Đánh giá nhân viên thành công hay thất bại sẽ phụ thuộc rất lớn vào quy trình phản hồi và mức độ phản hồi giữa hai bên quản lý và nhân viên.
Để đạt được kết quả tốt, người quản lý sẽ phải minh bạch tất cả những gì sẽ diễn ra; sau đó đưa ra kết quả thống nhất từ trên xuống dưới đồng thời giúp nhân viên nhận biết được tầm quan trọng của đánh giá và yêu cầu họ phải thực hiện một cách nghiêm túc.
Quy trình thực hiện với mỗi cá nhân sẽ khác nhau. Tuy nhiên 3 bước dưới đây là cần thiết và không thể thiếu:
Bước 1: Cung cấp biểu mẫu đánh giá
Bộ phận nhân sự sẽ phải tiến hành soạn thảo theo yêu cầu của ban lãnh đạo.Từ đó tiếp tục cung cấp biểu mẫu cho nhân viên để họ tự đánh giá; hay cho các nhân viên khác thực hiện đánh giá chéo lẫn nhau; hay mẫu đánh giá theo nhóm, quản lý cấp trung,…
Có 2 cách thực hiện: offline và online. Hiện nay, đánh giá online qua hệ thống e learning thường được ưu tiên bởi nó tiết kiệm nhiều thời gian, công sức.
Bước 2: Chuẩn bị trước khi trao đổi trực tiếp
Ngay khi tổng kết hết các biểu mẫu, người quản lý sẽ nhìn thấy được chân dung nhân viên gồm thông tin cá nhân, vị trí; năng lực, ưu điểm và hạn chế Sau đó thống kê những vấn đề vướng mắc và khai thác thêm thông tin từ phía nhân viên.
Bước 3: Trao đổi trực tiếp với nhân viên
Người quản lý cần phải lưu ý đánh giá nhân viên là một cuộc trao đổi 2 chiều nên cần tránh các trường hợp đọc lại các kết quả đã đạt được hay chưa được của nhân viên. Lúc này người quản lý có thể thực hiện như sau:
– Nêu nhận xét tích cực hoặc tiêu cực một cách rành mạch và tách biệt với nhau. Đây là cách giúp nhân viên dễ tiếp nhận; dễ thống kê đầy đủ cũng như liên kết lại với nhau. Tránh trường hợp nhận xét đan xen bởi có thể khiến nhân viên không nhớ hết được.
– Dùng dẫn chứng cụ thể trong suốt quá trình làm việc. Đây là những minh chứng thuyết phục để làm ý kiến cấp trên sáng rõ hơn.
– Giữ thái độ xây dựng khi trao đổi cùng nhân viên. Việc áp đặt ý kiến hoặc gay gắt với nhân viên sẽ khiến buổi trao đổi căng thẳng, và cũng sẽ không nhận được sự chia sẻ thật lòng từ phía họ.
– Kết thúc: Chốt và công khai cho họ những gạch đầu dòng thật rõ ràng bởi đó sẽ là cơ sở giúp họ phấn đấu hơn trong thời gian tới.
Trên đây cách thức đánh giá nhân viên hiệu quả cho doanh nghiệp nên biết và áp dụng để gặt hái được nhiều thành công. Hy vọng bài viết hữu ích, ngoài ra nếu cần tư vấn thêm có thể để lại bình luận dưới bài viết để được giải đáp.
Xem thêm: