Trong những năm gần đây, số lượng sinh viên ra trường rất nhiều số lượng người có nhu cầu nhảy việc, tìm công việc mới… cũng không ít, nhưng việc tuyển dụng đào tạo nội bộ, thu hút và tìm kiếm người tài cho doanh nghiệp vẫn là bài toán nan giải của tất cả các nhà quản trị nhân sự.
Khi mà tình trạng săn nhân tài từ các công ty đối thủ càng phổ biến và phát triển mạnh mẽ hơn.
Để tuyển dụng cùng giữ chân nhân sự chất lượng cao, các công ty đã tiến hành hoạt động tái tuyển dụng – tuyển dụng đào tạo nội bộ. Nhưng chúng đều có các ưu điểm và hạn chế nhất định.
1. Ưu điểm của việc tuyển dụng nội bộ trong doanh nghiệp là gì?
Ứng viên từ trong nội bộ công ty hầu như đã làm quen được mọi khía cạnh chuyên môn của công việc mới. Họ thường nắm được khá rõ văn hoá của doanh nghiệp, chính sách, thủ tục, phong cách làm việc, nhân viên, cùng các khách hàng, đối tác của doanh nghiệp.
Ứng viên đều trải qua thử thách và kiểm nghiệm qua chính quá trình làm việc tại công ty. Không chỉ cấp lãnh đạo mà ngay cả nhân viên trong công ty cũng hiểu về điểm mạnh và điểm yếu của những người này về chuyên môn, kỹ năng xử lý công việc, tính cách.
Ứng viên từ tuyển dụng đào tạo nội bộ sẽ nắm rõ được hết các sự kiện bên trong và bên ngoài công ty cùng nhiều hoạt động sản xuất liên quan. Họ cũng sẽ biết cách giải quyết hết các vướng mắc, điều tiết các hoạt động sao cho thuận tiện.
Việc thăng cấp cho nhân viên bên trong nội bộ công ty sẽ giảm đi rất nhiều thậm chí là có thể xóa bỏ hoàn toàn, các chi phí dành cho công tác tuyển dụng phỏng vấn, sàng lọc, đào tạo nhân viên mới,..
Trở thành phương thức động viên nhân viên, khiến họ cố gắng phấn đấu để vươn lên vị trí còn thiếu. Bằng tinh thần nhiệt tình và hăng hái như vậy thì nhân viên sẽ làm việc năng suất hơn đồng thời cảm thấy thỏa mãn với công việc của mình hơn.
Với tinh thần hăng hái và nhiệt tình như vậy, nhân viên sẽ tăng năng suất công việc và cảm thấy thỏa mãn với công việc hiện tại đang làm.
Có thể thấy tuyển dụng nội bộ đang là biện pháp an toàn, hiệu quả, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức mỗi khi công ty có vị trí trống. Tuy nhiên, để nhân viên cũ thăng chức, giữ chân nhân tài , khiến mọi nhân viên cảm thấy “tâm phục khẩu phục”.
Có tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, thì các nhà quản lý cần xây dựng quy trình thăng chức cho nhân viên thật rõ ràng và khoa học.
2. Xây dựng quy trình thăng chức cho nhân viên
Muốn có một lộ trình thăng chức cho nhân viên hiệu quả, phù hợp, cần tuân thủ theo các bước tuyển dụng đào tạo nội bộ sau:
Bước 01: Lựa chọn đúng người
Không phải ai làm tốt cũng có thể trở thành người quản lý giỏi nên đừng chỉ căn cứ kết quả công việc để thăng chức. Ngoài khả năng làm việc, cần phải đánh giá thêm nhiều yếu tố nữa như khả năng lãnh đạo, phán đoán, quyết định, truyền đạt, hướng dẫn và hoạch định.
Sau đó cân nhắc xem xét người phù hợp vị trí, qua cuộc họp của ban lãnh đạo cùng đánh giá của quản lý nhân sự.
Quản lý nhân sự cần:
– Chọn khoảng 2-3 ứng viên nội bộ chỉ định hoặc tự ứng cử).
– Phỏng vấn: Lựa chọn thêm khoảng 2-3 người nữa để xem họ chênh lệch nhau về năng lực như thế nào sau đó đưa ra kế hoạch hướng dẫn.
– Đánh giá: Bao gồm 3 nội dung chính: Khả năng làm việc, bao quát và đạo đức. Nhà quản lý cần lưu ý không nên dựa trên đánh giá của cá nhân để có thể đưa ra kết luận. Tham khảo ý kiến của những người khác, nhất là những người thường xuyên tiếp xúc với người muốn đánh giá hiệu quả đào tạo. Nên hỏi chuyện đồng nghiệp, thành viên cấp dưới của đối tượng đó.
Bước 02: Lập ra một hội đồng tuyển dụng và thực hiện theo các thủ tục công ty.
– Trong đó có giám đốc nhân sự, ban lãnh đạo.
– Thuê thêm chuyên gia để đánh giá khách quan.
Bước 03: Lựa chọn ứng viên phù hợp trong tổng số các ứng viên
– Dựa vào quá trình phỏng vấn sau đó lựa chọn
– Kết thúc quy trình tuyển dụng đào tạo nội bộ: Thông báo người đạt và những người không đạt
Bước 04: Chuẩn bị các thủ tục
Thủ tục cần chuẩn bị gồm có: Chế độ, chính sách, trách nhiệm, quyền lực, quyền lợi. Cần trao đổi trực tiếp với ứng viên.
Cần đảm bảo trách nhiệm – quyền lực – quyền lợi đi chung cùng nhau. Nếu chỉ tăng trách nhiệm mà không thay đổi chức vụ, quyền lợi hoặc lương thưởng tương ứng thì nhân viên sẽ không có động lực.
Cụ thể, trách nhiệm cao mà không có quyền lực thì nhân viên sẽ không nghe theo, trách nhiệm cao mà quyền lợi không hơn thì nhân viên sẽ không muốn thăng chức.
Xem thêm:
- 5 bước xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến e-learning cho doanh nghiệp
- Điều cần lưu ý khi lựa chọn hệ thống E Learning cho doanh nghiệp là gì?
Bước 05: Hoàn thiện quy trình thăng chức
Ban hành quy định thăng chức khi bổ nhiệm vị trí cho ứng viên sẽ cần có chữ ký và con dấu của ban lãnh đạo. Thực hiện công bố rộng rãi toàn công ty, với tất cả nhân viên cùng đối tác.
Lưu ý: Khi đề bạt thăng chức cho một nhân viên thì cần phải cân nhắc đến trách nhiệm – quyền lực – quyền lợi theo đúng quy định. Những người được đề bạt cần phải chú ý tới 3 yếu tố trên và thực hiện tốt công việc mình đang đảm nhận.
Trên đây là một số thông tin có liên quan tới tuyển dụng đào tạo nội bộ và quy trình thăng chức cho một nhân viên. Hy vọng bài viết cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho doanh nghiệp.