Đào tạo tại chỗ như thế nào hiệu quả luôn là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết lập kế hoạch hiệu quả cho doanh nghiệp. Xem ngay nội dung bài viết dưới đây để biết thông tin chi tiết!
1. Cần xác định doanh nghiệp cần gì trong dài hạn
Thông qua hoạt động Đào tạo tại chỗ, doanh nghiệp sẽ biết được mình thực sự muốn gì, và điều này cần xuất phát từ các mục tiêu lớn trong doanh nghiệp. Và khi đã nắm được những khái niệm giúp thành công, thì cần biết thực hiện được những chiến lược gì để gặt hái được những thành công đó.
Cần đề ra các mục tiêu lâu dài mà doanh nghiệp muốn và phải quan tâm tới chúng trong suốt quy trình đánh giá.
2. Nắm rõ các yêu cầu cụ thể của Đào tạo tại chỗ
Việc đánh giá sẽ gồm những nhu cầu cụ thể với từng nhân viên lẫn công việc cụ thể.
On-the-job training thường không thích hợp với tất cả các hình thức đào tạo trực tuyến. Nó sẽ phát huy hiệu quả nhất với những vị trí công việc mà có sẵn người đảm nhận. Cho dù có sẵn nền tảng với tất cả các chương trình đào tạo, cho dù sớm hay muộn thì việc triển khai cũng sẽ được phân chia theo công việc và yêu cầu cụ thể của từng nhân viên.
Hãy bắt đầu thông qua việc liệt kê bằng cấp, kỹ năng, kiến thức, thái độ,… rồi tiếp tục xây dựng nhân viên lý tưởng với từng công việc. Nó có thể gồm cả yếu tố công nghệ, khả năng chăm sóc khách hàng, làm việc nhóm, hợp tác, tổ chức,…
Nếu như nhân viên có thể phù hợp với một vị trí cụ thể, khi tuyển họ, cần phải cân nhắc kỹ năng lực lẫn khả năng của họ với từng vị trí công việc. Cần liệt kê từng năng lực, kỹ năng đồng thời xác định lý do khiến chúng quan trọng với công việc.
Xem thêm:
3. Xác định kỹ năng mềm và cứng
Hiện tại nhân viên có 2 kỹ năng bao gồm kỹ năng mềm và cứng, đồng thời mỗi công việc cùng đều có sự kết hợp của 2 yếu tố này.
Kỹ năng mềm liên quan tới việc làm với con người và các chính sách như kỹ năng chăm sóc khách hàng và kỹ năng cá nhân. Chúng thường được cho vào sổ tay nhân viên, đồng thời nó cũng thường chồng chéo trong những công việc khác nhau.
Nhà quản lý có thể chủ động tổ chức đào tạo tại chỗ một nhóm những kỹ năng trùng nhau, sau đó chia thành khóa đào tạo riêng biệt với từng kỹ năng cứng.
4. Xác định công cụ, hệ thống cần thiết
Việc đánh giá hiệu quả đào tạo cũng sẽ yêu cầu các nhà quản lý xác định vấn đề cốt lõi ở chính những công cụ và hệ thống nhân viên đang dùng.
Lên xem lại những thiếu sót trong năng suất, giao tiếp và kết quả của nhân viên. Nguyên nhân là do nhân viên thiếu kỹ năng và trình độ hay công cụ, hệ thống mà họ đang sử dụng.
Để có thể xây dựng chương trình đào tạo tại chỗ, cần đảm bảo những công cụ và hệ thống này đều cần vận hành theo một trình tự. Nếu các phương tiện hỏng hóc, thì các chương trình đào tạo sẽ không thể nâng cao năng suất lao động cũng như cải thiện được kết quả công việc.
5. Cần xác định buổi đào tạo diễn ra như thế nào?
Hãy quyết định loại hình thức và tư liệu thích hợp cho quy trình đào tạo. Thông thường cấu trúc on-the-job training sẽ hữu ích khi đào tạo nhân viên thực hiện công việc có tính chất lặp đi lặp lại, chẳng hạn như trong nhà máy. Lúc này nên đào tạo tại chỗ bằng việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công việc hằng ngày và cũng có cho nhân viên những kỹ năng công việc cần.
Nên checklist các đầu việc theo tiêu chuẩn của công ty, và nên làm việc cùng nhân viên mới để họ nắm vững được đầy đủ các kỹ năng cần thiết. Một khi nhân viên mới đã có những kỹ năng cần thiết thì họ có thể ngay lập tức bắt đầu công việc.
6. Quyết định tần suất diễn ra chương trình đào tạo
On-the-job training thường rất khá diễn ra cho dù các khóa đào tạo tại chỗ ban đầu thường có nội dung chuyên sâu đối với nhân viên mới. Cần đào tạo định kỳ trong suốt sự nghiệp của họ gồm: Chính sách, vận hành, phản hồi khách hàng, làm báo cáo,…
7. Cần nắm được nhân viên cần gì?
Nhà quản lý không chỉ tập trung xây dựng chương trình on-the-job training để giải quyết các nhu cầu của mình mà còn cần nắm bắt được nguyện vọng của nhân viên như được tôn trọng, đào tạo thực tiễn, tạo cảm giác thành đạt, có động lực,..
Nên nhớ đối tượng đào tạo của doanh nghiệp là con người chứ không phải robot. Mục tiêu cuối cùng không phải chỉ là giúp nhân viên hoàn thành công việc mà phải khiến họ cảm thấy được tầm quan quan trọng của công việc, sẵn sàng phấn đấu thực hiện mục tiêu,…
8. Vạch ra outline cho chương trình đào tạo
Cần xây dựng chương trình on-the-job training trên phần mềm dạy học trực tuyến giống như khi lên kế hoạch, với mỗi phần chính sẽ tương ứng với một mục tiêu đề ra, hoàn thành mới chuyển sang mục tiêu mới. Mỗi mục tiêu phải là điều kiện tiên quyết cho những mục tiêu trong tương lai.
Nên thực hiện theo trình tự logic. Doanh nghiệp không thể dạy nhân viên cách in giấy trước lúc họ bật chỗ máy in.
Hãy bắt đầu từ “mặt bằng chung” đã được liệt kê trước, nhân viên mới thường Cuối cùng, hãy xác định cách thức đo lường khả năng thành công của từng nhân viên.
9. Nên ra quyết định người đào tạo
Muốn triển khai chương trình đào tạo tại chỗ không hề dễ.Trước khi lựa chọn người đào tạo tốt nhất cần chuẩn bị trước được những người sau: Cố vấn, điều phối viên đào tạo.
Khi có đầy đủ các yếu tố cần thiết hãy quyết định thuê người đào tạo và người hướng dẫn không thuộc công ty để có thể nhận được kết quả tốt nhất.
Trên đây là một số hướng dẫn lập kế hoạch Đào tạo tại chỗ khá hiệu quả, hy vọng thông qua bài viết các doanh nghiệp có thể gặt hái được nhiều thành công khi triển khai quy trình đào tạo này.
Ngoài ra, để tối ưu hơn công tác đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp, có thể tham khảo sử dụng nền tảng Đào Tạo Nội Bộ bằng cách liên hệ ngay tới:
Công Ty Cổ Phần OWS Việt Nam
- SĐT: 024.730.555.88
- Website: http://daotaonoibo.vn/
- Email: Info@daotaonoibo.vn
- Địa chỉ Hà Nội: Số 67A Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Địa chỉ Nhật Bản: 〒230-0062, Kanagawa, Yokohama, Tsurumi-ku, Toyookachō, 34-18 Hermitage 103