Cách thu hẹp khoảng cách kỹ năng cho nhân viên (P2)

Hiện nay, với lực lượng lao động ngày càng trẻ hóa, công nghệ mới và thị trường phát triển sôi động, nhiệm vụ của lực lượng quản lý nhân sự lại càng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành bại của cả một doanh nghiệp. Thông thường những thách thức phát sinh từ khoảng cách kỹ năng giữa nhu cầu của doanh nghiệp, khả năng tìm kiếm của bộ phận nhân sự và kỹ năng thực tế của nhân viên. Mặc dù những khoảng cách kỹ năng này hầu như trong doanh nghiệp nào cũng gặp phải, nhưng cũng có một số giải pháp tiêu chuẩn để giải quyết chúng.

Có nhiều loại khoảng cách kỹ năng và chúng có thể khác nhau tùy thuộc vào doanh nghiệp và ngành, nhưng có ba loại chính cần chú ý. Ba khoảng cách này đã phát sinh từ một số xu hướng chung trong lực lượng lao động và nền kinh tế, nên hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối mặt với ít nhất một trong số đó.

=> Xem thêm: Tầm quan trọng của phân tích khoảng cách kỹ năng nhân viên

khoang-cach-ky-nang
Khoảng cách kỹ năng

2. Khoảng cách gắn kết

Hiện nay, các nhà quản lý nhân sự đang gặp những thách thức mới về sự gắn kết giữa đội ngũ lao động và doanh nghiệp.Trên thực tế, ở bất kỳ một doanh nghiệp nào, luôn luôn xảy ra tình trạng xuất hiện khoảng cách kỹ năng giữa những yêu cầu doanh nghiệp mong muốn khi đào tạo nhân sự và sự gắn bó của người lao động sau khi được tham gia đào tạo. Trong khi 69% CEO tin rằng họ đang mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho nhân viên, thì mức độ gắn kết của nhân viên vẫn chỉ ở mức 34%. Đó là một khoảng cách rất lớn giữa những gì doanh nghiệp nghĩ rằng họ đã làm được và những gì đang thực sự xảy ra.

su-gan-ket-giua-doanh-nghiep-va-nhan-vien
Sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhân viên

Tuy nhiên, không thể đánh giá đây là lỗi hoàn toàn thuộc về nhân viên. Bởi điều quan trọng nhất để xác định đúng khoảng cách kỹ năng và đưa ra phương án giải quyết hợp lý thực chất phụ thuộc vào sự khảo sát nhân viên và việc lập kế hoạch để giải bài toán này của doanh nghiệp. Nếu không đi đúng hướng, rất dễ dẫn đến khoảng cách kỹ năng giữa các nhân viên ngày càng cách xa nhau, gây mất cân bằng kiến thức, tạo cho họ có cảm giác công ty không muốn trọng dụng họ và họ sẽ sớm phải rời đi. Việc này không chỉ làm doanh nghiệp thâm hụt số lượng nhân viên tiềm năng mà còn tốn rất nhiều chi phí để đào tạo mà không mang lại hiệu quả. 

Làm thế nào để thu hẹp khoảng cách gắn kết của lực lượng lao động?

Để doanh nghiệp dễ dàng giữ chân những nhân viên tài năng không phải là một việc dễ dàng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề này từ khâu tuyển dụng đến đào tạo nhân lực. Dưới đây là các mẹo hàng đầu để chúng ta có thể tiến hành.

thu-hep-khoang-cach-ky-nang
Thu hẹp khoảng cách kỹ năng
  • Phân tích và vận hành dữ liệu hiệu quả

Kết hợp dữ liệu khoảng cách kỹ năng giữa những nhân viên đang làm việc tại công ty cũng như số lượng nhân viên đã nghỉ việc để tìm ra vấn đề của doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình tuyển dụng, đào tạo, phân bổ chính sách đang có những sai sót gì. Ngoài ra, thu thập những khảo sát của nhân viên để xác định đúng những yêu cầu thực tế của họ thay vì phỏng đoán. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được một quy trình tuyển dụng, đào tạo chất lượng và có một đội ngũ nhân viên tiềm năng, đáp ứng được những kỹ năng mà doanh nghiệp đã đề ra.

  • Đặt nhân viên là đối tượng ưu tiên

Muốn thu hẹp được khoảng cách kỹ năng, hãy để cho nhân viên thấy rằng họ được trọng dụng và tiềm năng trong tương lai trở thành một phần giá trị cốt lõi và niềm tin của doanh nghiệp. Truyền đạt những niềm tin này cho những người quản lý từng bộ phận, cung cấp cho họ những công cụ để giao tiếp với nhân viên, hướng đến cá nhân hóa đào tạo và xây dựng văn hóa lấy con người làm đầu. 

dat-nhan-vien-la-doi-tuong-uu-tien
Đặt nhân viên là đối tượng ưu tiên
  • Sử dụng công nghệ

Vận dụng công nghệ phù hợp và tận dụng những thứ như tự động hóa để mang lại trải nghiệm tốt hơn cũng là một cách khá hiệu quả để giữ chân nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Các phần mềm đào tạo trực tuyến hiện nay có thể mang lại cho nhân viên những trải nghiệm với công nghệ UI, UX vượt trội, giúp họ thuận tiện hơn rất nhiều trong việc tự đào tạo ở bất kỳ nơi nào. Ngoài ra, khi áp dụng tự động hóa cũng có thể hạn chế lao động thủ công khỏi quy trình làm việc cũng như giúp nhân viên có những trải nghiệm tốt hơn và dành được nhiều thời gian để tiếp thu những kiến thức mới phù hợp với tình hình kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp.

Như vậy, thu hẹp khoảng cách kỹ năng không chỉ dừng lại ở việc xác định được những kỹ năng còn thiếu sót trong từng nhân viên mà còn phụ thuộc vào sự quan tâm, tính đầu tư đúng đắn của doanh nghiệp. Vậy làm thể nào để tìm ra được những bài học cụ thể để khoảng cách kỹ năng không còn là rào cản giữa nhân viên và doanh nghiệp? Hãy đón đọc trong bài viết tiếp theo trên website Đào Tạo Nội Bộ nhé!

=> Xem thêm: Cách thu hẹp khoảng cách kỹ năng cho nhân viên (P1)

Scroll to top