Hệ thống LMS là gì? Sự phát triển nhanh chóng của Internet trong những năm gần đây đã cho chúng ta thấy nhiều hình thức học tập mới. Phương pháp đào tạo từ xa, e-learning ngày càng trở nên phổ biến do tính linh hoạt và hữu ích của nó. Xuất phát từ nhu cầu cơ bản này, nhu cầu về một công cụ với chức năng có thể hỗ trợ các nền tảng trực tuyến, từ đó khái niệm hệ thống LMS ra đời.
Hệ thống LMS là gì?
LMS hay Learning Management System về cơ bản là phần mềm cho phép quản lý và phân phối học liệu trực tuyến đến học viên, giúp người quản lý dễ dàng theo dõi và đánh giá quá trình đào tạo.
Giá trị của hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến là tạo môi trường ứng dụng các thiết bị công nghệ phục vụ cho mục tiêu đào tạo của doanh nghiệp, nhà trường.
Cấu trúc của một hệ thống LMS th
ường bao gồm hai thành phần chính:
– Thành phần công nghệ: Chức năng tạo khóa học, quản lý người dùng, cung cấp dữ liệu, v.v. thường được xử lý bởi các lập trình viên hoặc người quản lý hệ thống.
– Giao diện người dùng. Được sử dụng để làm việc trên trình duyệt web, được sử dụng bởi người dùng cuối như quản trị viên, sinh viên hoặc giảng viên
Các chức năng chính của hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến LMS
► Lưu trữ & quản lý dữ liệu số:
Tính năng này cho phép các tài khoản được phân quyền tải tài liệu khó học, bài giảng lên hệ thống. Dữ liệu này có thể được phân loại theo thời gian, kích thước dữ liệu, định dạng tệp, v.v. để kiểm soát nội dung.
► Khả năng bảo mật:
Bất kỳ hệ thống phần mềm nào cũng cần có chức năng bảo mật thông tin. Đây là tính năng rất quan trọng trong hệ thống LMS giúp bảo mật thông tin cá nhân, thông tin tài chính và các dữ liệu liên quan khác.
► Chức năng đáp ứng:
– Tương thích với nhiều loại thiết bị truy cập như máy tính bảng, laptop, điện thoại…
– Đảm bảo băng thông, lưu lượng người dùng truy cập hệ thống ổn định, có thể truy cập cùng lúc.
► Hỗ trợ đa ngôn ngữ:
Để hỗ trợ các doanh nghiệp và trường học trong điều kiện tích hợp ngày nay, hệ thống LMS phải có ít nhất một ngôn ngữ quốc tế được tích hợp trong hệ thống.
► Khả năng kiểm soát việc ghi lại quá trình đào tạo e-learning
► Hỗ trợ đặt lịch chương trình học như: thời gian khai giảng, lịch thi, kiểm tra cuối khóa, đầu vào….
► Xuất hiện chức năng quản lý giao dịch:
Chức năng này cho phép bạn kiểm soát các giao dịch phát sinh như nộp học phí, trả lương giáo viên hay phân chia lợi nhuận khóa học….
► Chức năng quản lý:
– Tương tác giữa các học viên: Chức năng này cho phép học viên trao đổi thông tin, trao đổi tài liệu qua hệ thống chat, email hoặc SMS,… để tương tác và hỗ trợ học tập.
– Tương tác giữa học viên và tác giả: Chức năng này cho phép học viên và tác giả của khóa học/đào tạo trao đổi thông tin hoặc đánh giá, nhận xét lẫn nhau.
– Tương tác giữa học viên, giáo viên và người quản trị hệ thống: Chức năng cho phép 2 đối tượng là người cung cấp kiến thức của khóa học và người nhận khóa học tương tác, trao đổi với người quản trị hệ thống. Các vấn đề tương tác liên quan như quy định, chế độ, v.v.
► Chức năng kiểm tra, thi cử:
Chức năng này giúp tổ chức các lớp kiểm tra, kiểm tra tay nghề tốt nghiệp sau quá trình học. Các hình thức thi, kiểm tra phổ biến trên hệ thống LMS như trắc nghiệm, tương tác qua trò chơi…
► Chức năng quản lý, giám sát: cho phép cán bộ quản lý, giáo viên kiểm soát quá trình học tập và khả năng của học viên ở mọi giai đoạn.
Kết luận
Để một hệ thống e learning diễn ra thành công thì cần đáp ứng đầy đủ các yếu tố gồm:
• Hệ thống phần mềm công nghệ hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu.
• Nội dung khóa học chất lượng, hấp dẫn và có giá trị đối với người học.
• Phương pháp tiếp thị, truyền thông phải sáng tạo, hiệu quả, thu hút học viên
Như vậy, có thể thấy hệ thống LMS đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo và nâng cao năng lực nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào có nhu cầu trải nghiệm hay sử dụng thì hãy liên hệ ngay tới Đào Tạo Nội Bộ.
Xem thêm: