Dưới những tác động to lớn đến từ cuộc cách mạng 4.0, công tác đào tạo nhân lực đang dần mở rộng sang các hình thức mới như đào tạo từ xa, thực tế ảo,… và mới nhất cũng là bước nhảy vọt cho đến thời điểm hiện tại là đào tạo trực tuyến qua hệ thống LMS – Hệ thống quản lý học tập.
Đối với các công ty, LMS giúp các nhà quản lý giải quyết các vấn đề về nguồn lực như tài chính, con người và thời gian dành cho các hoạt động đào tạo nội bộ. Để hiểu rõ hơn về LMS, thì hãy xem tiếp nội dung được chia sẻ bên dưới đây của Đào Tạo Nội Bộ!
1. Hệ thống LMS là gì?
LMS (Hệ thống Quản lý Học tập) – Hệ thống Quản lý Học tập Điện tử là phần mềm cho phép triển khai, quản lý và vận hành một hệ thống dữ liệu và tài liệu đào tạo cho các chương trình Học tập Điện tử.
2. Các loại LMS hiện nay
Thị trường ngày nay đang chứng kiến sự đa dạng và phong phú của phần mềm LMS bởi nó cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn khác nhau dựa trên nhu cầu và tiềm năng thực tế. Nổi bật và phổ biến trên hệ thống LMS có 2 loại chính gồm:
LMS dùng mã nguồn mở
Là phần mềm không yêu cầu thanh toán khi sử dụng, giúp các công ty tiết kiệm tối đa chi phí đào tạo trong quá trình ứng dụng và triển khai. Tuy nhiên, tính chất “mở” của hệ thống LMS cũng có thể dẫn đến các vấn đề về bảo mật thông tin doanh nghiệp. Đồng thời, khi sử dụng, các công ty sẽ khó nhận được sự hỗ trợ kịp thời vì hầu hết các gợi ý đều do người quản trị tự cài đặt.
Một số phần mềm LMS sử dụng mã nguồn mở gồm có:
- Moodle: Có đầy đủ các tính năng cho phép bạn tạo không gian học tập trực tuyến với các công cụ đơn giản để tạo các khóa học tối ưu.
- Canvas: Dễ hiệu chỉnh, đáp ứng nhiều nhu cầu và đáng tin cậy để sử dụng.
- Chamilo: Tích hợp các tính năng giúp bạn dễ dàng tạo nội dung bài giảng
LMS được thiết kế theo yêu cầu
Đối với hệ thống LMS này, các công ty sẽ phải trả một số tiền nhất định để xây dựng theo các yêu cầu và mục tiêu kinh doanh. Đổi lại, công ty nhận được sự phù hợp và bảo mật cao cho cơ sở dữ liệu lưu hành nội bộ cũng như sự hỗ trợ tối đa từ công ty lập trình.
Khi quyết định xây dựng LMS thiết kế riêng, hãy lựa chọn kỹ nhà cung cấp dịch vụ để đạt hiệu quả tốt nhất với chi phí tối ưu, tránh những đơn vị ít kinh nghiệm dẫn đến sai sót không đáng có, gây lãng phí nguồn lực triển khai.
3. Những đơn vị nào có thể triển khai LMS
Đáp án là Tất cả. Bất kỳ công ty hoặc tổ chức nào cũng có thể áp dụng việc triển khai LMS khi cần phát triển các hoạt động đào tạo nhân viên nội bộ. Nhưng để tận dụng tối đa hệ thống LMS, các nhà quản lý nên xác định một số đặc điểm sau để chọn loại LMS phù hợp cho tổ chức của chính mình:
- Quy mô học viên được đào tạo: Hệ thống LMS thường được áp dụng hiệu quả nhất đối với các công ty có quy mô 200-1000 nhân viên.
- Số lượng chi nhánh thực tế được phân bổ rộng rãi. Việc ứng dụng LMS trong hoạt động đào tạo sẽ giải quyết được vấn đề địa lý một cách tối ưu nhất.
- Nhu cầu đào tạo: Mỗi tuần, tháng hoặc quý, năm. Điều này sẽ xác định xem các công ty nên chọn sử dụng một LMS mã nguồn mở hay trả chi phí xây dựng theo yêu cầu để đảm bảo an ninh lâu dài.
4. Lý do nên triển khai hệ thống LMS khi đào tạo?
Tối ưu hóa chi phí triển khai
Chi phí là một trong những yếu tố chính cần xem xét trước khi thực hiện một chương trình đào tạo trong công ty. Bằng cách tổ chức các khóa học trên hệ thống LMS, các công ty sẽ tiết kiệm được nhiều nguồn lực vốn phải chi cho đào tạo truyền thống như địa điểm, tài liệu, tiền lương của giảng viên, chi phí tổ chức các khóa học với nội dung giống hệt nhau cho các đối tượng khác nhau.
Tiết kiệm thời gian đào tạo
Thật vậy, việc tổ chức thời gian đào tạo trong công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Điều quan trọng là hãy đảm bảo việc đào tạo không ảnh hưởng đến thời gian làm việc chính thức, năng suất lao động cũng như xung đột lịch trình giữa các bộ phận khác nhau.
Sự xuất hiện của hệ thống LMS giúp các công ty gần như giải quyết triệt để những vấn đề này khi thời gian đào tạo trở nên linh hoạt, giúp học viên được chủ động thời gian học thay vì tập trung như một lớp học thông thường.
Quản lý và đánh giá chất lượng đào tạo
Hầu hết các hệ thống LMS đều được trang bị tính năng báo cáo và theo dõi chi tiết tiến độ học tập của từng học viên, cho phép người quản lý nắm được tiến độ tổng thể của các hoạt động đào tạo với từng người học. Các thông tin này được ghi trên hệ thống theo trình tự thời gian nhất định, có độ chính xác cao.
Tăng hiệu quả đào tạo
Đối với phương thức đào tạo trực tuyến thông qua hệ thống LMS, học viên có thể tùy chỉnh thời gian và tốc độ theo khả năng tiếp thu của bản thân, không phụ thuộc vào tốc độ giảng dạy của giảng viên hay học viên khác. Đồng thời tạo môi trường học tập cá nhân để mỗi học viên thoải mái tiếp thu kiến thức, không rơi vào tình huống khó xử giữa đám đông như lớp học truyền thống.
Linh hoạt khi điều chỉnh và cập nhật
Sự tiện lợi của LMS thể hiện ở chỗ nó cho phép thay đổi và cập nhật tài liệu học tập một cách nhanh chóng và linh hoạt mà không cần phải viết lại từ đầu. Điều này giúp giảm thiểu khối lượng công việc cần thiết khi thay đổi nội dung đào tạo, bằng cách tối ưu hóa các nguồn lực cần huy động.
Tổng kết lại, hệ thống LMS ngày càng trở nên phổ biến và đang dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các công ty, tổ chức khi đào tạo nội bộ. Đặc biệt là hiện nay, do tác động của các yếu tố bên ngoài và sau đại dịch Covid -19, LMS đã thực sự trở thành giải pháp tối ưu nhất giúp các công ty đảm bảo chất lượng tổ chức của yếu tố con người trong nội bộ, cho phép công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trên thị trường.
Xem thêm: