Các bước đào tạo và huấn luyện nhân viên “chuẩn” trong doanh nghiệp

Đào tạo và huấn luyện nhân viên chính là cách giúp nhân lực trong doanh nghiệp có cơ hội phát triển kỹ năng, kiến thức. Đây cũng là cách giúp doanh nghiệp gặt hái được càng nhiều thành công hơn trong con đường phát triển của mình.

Vậy các bước đào tạo và huấn luyện nhân viên chi tiết trong doanh nghiệp hiện nay là gì? Xem ngay nội dung bài viết dưới đây!

Bước 1: Thực hiện xây dựng mối quan hệ khi đào tạo và huấn luyện nhân viên

Để quá trình đào tạo nhân lực diễn ra hiệu quả thì cần phải có sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau giữa nhân viên, quản lý. Muốn đạt được kết quả tốt thì không phải chỉ cần tiến hành trong thời gian ngắn là được mà cần cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau.

xay-dung-moi-quan-he-khi-dao-tao-va-huan-luyen-nhan-vien
Xây dựng mối quan hệ khi đào tạo và huấn luyện nhân viên

Ngoài ra, nếu không có mối quan hệ giữa nhân viên cùng với người quản lý thì quy trình đào tạo sẽ chỉ tốn thời gian mà cũng không có hiệu quả.

Bước 2: Xác định mục tiêu đào tạo và huấn luyện nhân viên

Trước khi tiến hành triển khai chương trình đào tạo trên hệ thống e learning thì việc xác định rõ mục tiêu và lý do thực hiện là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

Không nên dùng các lý do tiêu cực như: Doanh thu trong doanh nghiệp ngày càng thấp, thiếu kỷ luật trong tác phong làm việc,..Đây chắc chắn sẽ đều là những lý do tạo ra gánh nặng và áp lực cho nhân viên. Khiến họ không thể tập trung, giảm sự hứng thú cũng như hiệu quả trong các chương trình huấn luyện, đào tạo.

Bước 3: Điều chỉnh hành vi

Ngay khi đã có các thỏa thuận rõ ràng về những hành vi và những yếu tố khiến công việc không hiệu quả thì lúc này người quản lý cần khéo léo đề cập tới những hành vi điển hình thường gặp nhất trong công việc nhằm giúp nhân viên biết được hành vi đó không hiệu quả ở chỗ nào.

dieu-chinh-hanh-vi
Điều chỉnh hành vi

 

Lưu ý: Người quản lý cần tiến hành vào thẳng vấn đề, hành vi này không chỉ đơn giản là dùng để chỉ trích mà là để giúp nhân viên có thể nhận ra được tính hiệu quả thấp trong công việc hiện tại đồng thời giúp họ tìm ra được hướng giải quyết thích hợp hơn để cải thiện khả năng và hiệu quả công việc.

Các bước cần làm rõ hành vi như sau:

– Liệt kê những hành vi đang diễn ra tại công sổ.

– Phân tích rõ các mục tiêu, yêu cầu mà nhà quản lý muốn nhân viên hoàn thành.

Làm rõ các hiệu quả thông qua hành vi đó.

– Bắt buộc nhân viên cần đưa ra ý kiến và nhận xét về những hậu quả có thể gặp phải qua hành vi của mình.

– Đề xuất nhân viên phải đưa ra các thỏa thuận liên quan tới hành vi,

Bước 4: Tìm giải pháp

Ngay khi liệt kê được những hành vi cụ thể và hậu quả hành vi chưa thích hợp đem đến thì nhà quản lý cần hỗ trợ nhân viên đề xuất ra các giải pháp khắc phục.

Nên nhớ không nên chen ngang, sắp đặt các giải pháp ngay cho nhân viên mà thay vào đó cần đề ra những gợi ý, đề ra các thảo luận tích cực để nhân viên hiểu rõ được giải pháp đã hiệu quả.

Bước 5: Cam kết hành động

Đây được coi là bước giúp nhân viên tìm kiếm ra được giải pháp thay thế hoàn hảo trong công tác đào tạo và huấn luyện nhân viên.

Người quản lý sẽ phải đưa ra các cam kết về những việc cần phải thực hiện để có thể hoàn thành mục tiêu. Không nên lựa chọn thay nhân viên mà cần phải khuyến khích họ hoạt động đồng thời khen ngợi nếu họ thành công.

Bước 6: Phân tích biện minh

Trong suốt quá trình tham gia khóa học trực tuyến, nhân viên cần phải đưa ra các lý do biện minh cho hành vi của mình. Lúc này các nhà đào tạo cũng cần khéo léo trình bày mục tiêu để khích lệ tinh thần, cải thiện chất lượng công việc, tránh hiềm khích cá nhân, cần thẳng thắn, công bằng trong suốt quy trình đào tạo.

Ngoài ra, cũng nên tích cực ghi nhận những lý do mà nhân viên đưa ra, đồng thời cũng đừng quên bày tỏ sự cảm thông với họ.

Bước 7: Phản hồi – khen thưởng

Nhà đào tạo cần liên tục phản hồi, và khen thưởng về những gì mà nhân viên làm được.

phan-hoi-khen-thuong
Phản hồi khen thưởng

Một số điều quan trọng cần nhớ khi phản hồi nhân viên

1. Phản hồi kịp thời: Cần tương tác nhanh chóng ngay sau khi nhân viên phản hồi, không nên để lâu bởi có thể sẽ khiến họ có cảm giác chán nản, tinh thần xấu.

2. Cụ thể: Tránh đưa ra câu trả lời mơ hồ, mà cần phải nhận xét cụ thể, đúng vấn đề. Cung cấp tất cả các thông tin liên quan tới hành động mà quản lý cần nhân viên sẽ phải phát huy hoặc hạn chế thực hiện.

3. Chú trọng các vấn đề đang diễn ra: Tránh những ý kiến mang tính quyết định nên dùng những câu như “Tôi thấy là…”, “theo tôi thì…” sau đó đề cập tới hành vi. Nên chú trọng thay đổi hành vi chứ không phải là áp đặt nhân viên thực hiện theo ý kiến riêng mình.

4. Luôn điềm tĩnh, chân thành: Không nên có thái độ giận dữ, thất vọng hoặc chê bai nếu như nhân viên làm không tốt.

Khi phản hồi, kích thích tăng cường hiệu quả trong công việc sẽ khiến nhân viên không cảm thấy bị gò bó nếu như thay đổi. Và họ sẽ cảm nhận được đánh giá cao khi kết thúc chương trình đào tạo.

Phản hồi có tính chất xử lý kém sẽ tạo xung đột giữa nhà quản lý & nhân viên và ngược lại nếu phản hồi tích cực sẽ nâng cao được chất lượng cũng như hiệu quả trong công việc.

Trên đây là chi tiết các bước đào tạo và huấn luyện nhân viên hiệu quả trong doanh nghiệp, mong rằng với những thông tin này công tác đào tạo sẽ hiệu quả, thành công. Và để thuận tiện hơn khi áp dụng quy trình này, khách hàng có thể cân nhắc chọn lựa sử dụng nền tảng Đào Tạo Nội Bộ.

Để biết cụ thể hơn về hệ thống này, liên hệ ngay tới:

Công Ty Cổ Phần OWS Việt Nam

  • SĐT: 024.730.555.88
  • Website: http://daotaonoibo.vn/
  • Email: Info@daotaonoibo.vn
  • Địa chỉ Hà Nội: Số 67A Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Địa chỉ Nhật Bản: 〒230-0062, Kanagawa, Yokohama, Tsurumi-ku, Toyookachō, 34-18 Hermitage 103

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to top