Mẹo đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả chính xác nhất hiện nay

Đánh giá năng lực nhân viên như thế nào hiệu quả? Đây là một trong những bài toán khó khăn mà hầu hết các doanh nghiệp gặp phải bởi nó quyết định trực tiếp tới hoạt động kinh doanh. Và nếu muốn biết phương pháp đánh giá chuẩn xác, xem ngay bài viết dưới đây của blog!

1. Đánh giá năng lực nhân viên là gì?

Đánh giá năng lực nhân viên là một phần quan trọng trong việc quản lý nhân sự trong doanh nghiệp ngoài việc quan tâm tới mục tiêu, hướng dẫn cũng như phản hồi nhận được trong suốt quá trình làm việc.

danh-gia-nang-luc-nhan-vien-la-gi
Đánh giá năng lực nhân viên là gì?

Đây là việc làm giúp đạt được kết quả doanh nghiệp mong đợi và đề ra chính xác phương hướng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, nó không hề dễ dàng và luôn là bài toán khó đối với các nhà quản lý doanh nghiệp.

Đánh giá năng lực  nhân viên bao gồm các hoạt động:  Đánh giá kỹ năng, kiến thức, thái độ cùng giá trị tiềm ẩn của nhân viên. Nếu một nhân viên có năng lực tốt, làm đúng công việc và vị trí phù hợp thì sẽ giúp doanh nghiệp đạt được nhiều giá trị to lớn.

Đánh giá năng lực nhân viên cũng chính là cơ sở đem hoạch định nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, giúp họ dự báo chuẩn xác khả năng hoàn thành mục tiêu và trả lương theo năng lực từng người.

Xem thêm:

2. Không đánh giá năng lực nhân viên sẽ gây ra những hậu quả gì?

Đánh giá năng lực nhân viên  là việc làm cần thiết và quan trọng hàng đầu được đa phần các công ty thực hiện hàng năm.

Nhưng không ít tổ chức đã thực hiện qua loa và áp dụng bởi yếu tố con người nên đã gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Và sau đây chính là một số mặt trái của việc không đánh giá năng lực nhân viên chuẩn xác:

  • Tạo sự bất bình, xa cách của nhân viên với người lãnh đạo
  • Làm xuất hiện tình trạng “chảy máu chất xám” , công ty mất người tài, không có cơ hội phát triển tối đa.
  • Hình thành không tốt cho việc đánh giá và xếp hạng công ty sau này,….
hau-qua-khi-khong-danh-gia-nang-luc-nhan-vien
Hậu quả nếu không đánh giá năng lực nhân viên

3. Cách thức đánh giá năng lực nhân viên

Cần có tiêu chí đánh giá rõ ràng

Dù sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì các nhà quản lý cũng cần phải có một tiêu chí đánh giá nhân viên cụ thể, rõ ràng. Các tiêu chí này cần đáp ứng yêu cầu đo lường được, tránh đưa ra các tiêu chí “chung chung”  và tạo nên sự hiểu lầm giữa các cấp dưới với nhau.

Tiêu chí đánh giá cần gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ được giao cùng các mục tiêu của tổ chức mong muốn nhân viên có thể đạt được tại từng vị trí đó. Những tiêu chí đánh giá này cần được đưa ra từ đầu để nhân viên chủ động nắm rõ và hiểu được các yêu cầu của nhà quản lý đối với mình.

Cần phải đánh giá khách quan, công bằng

Để tối đa hóa tính công bằng, đánh giá năng lực nhân viên  bắt buộc cần phải được tiến hành trên nhiều phương diện khác nhau: Cấp trên đánh giá, đồng nghiệp đánh giá và bản thân nhân viên tự đánh giá.

Mọi nhân viên chắc chắn đều muốn biết cấp trên đánh giá mình như thế nào. Nên hãy nhớ thông tin kịp thời cho nhân viên về năng lực và hiệu quả trong quá trình đánh giá.

Đánh giá với mục đích phát triển

Khi đánh giá đào tạo nội bộ, cấp trên cần bắt buộc nêu ra những điểm yếu cần khắc phục. Đây là việc làm sẽ giúp cải thiện năng lực cũng như hiệu quả công việc của nhân viên. Từ đó giúp họ phấn đấu đạy được những mục tiêu lớn hơn.

Nhưng các nhà quản lý cũng đừng quên tiêu cực quá mức với những sai lầm nhân viên gây ra, bỏ qua sự động viên. Chắc chắn việc làm này sẽ gây căng thẳng, làm ảnh hưởng xấu tới công việc cũng như khả năng phát triển của họ.

Không ít doanh nghiệp hiện nay đã lựa chọn đánh giá năng lực nhân viên  vào dịp cuối năm, rồi lấy đó là cơ sở tăng lương, xét thưởng. Nhưng để đạt được hiệu quả cao thì doanh nghiệp nên tiến hành thường xuyên, theo định ký ít nhất 3 tháng/ 1 lần.

Như vậy mới có thể  bám sát mục tiêu của doanh nghiệp đồng thời kịp thời khen thưởng, động viên nhân viên thực hiện tốt hơn trong công việc.

Còn nếu đánh giá hiệu quả đào tạo định kỳ 1 năm/ 1 lần thì sẽ khó có cơ hội điều chỉnh những sự cố phát sinh gặp phải và việc khuyến  khích khen thưởng cũng sẽ không còn giá trị.

Đó là chưa kể, tới việc lúc đó có thể chúng ta sẽ bị “quên” thành tích tuy nhiên lại “nhớ” rất rõ lỗi lầm của nhân viên khiến kết quả đánh giá bị ảnh hưởng.  Nên cố gắng thường xuyên trao đổi cách thức, mục tiêu làm việc để giúp nhân viên giải quyết hiệu quả được các vấn đề nảy sinh và tránh tồn đọng công việc.

cach-danh-gia-nang-luc-nhan-vien
Cách đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả

Trên đây là một số vấn đề liên quan tới đánh giá năng lực nhân viên trong doanh nghiệp. Với nội dung trên, hy vọng các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ có những đánh giá chuẩn xác nhất để công ty có thể phát triển toàn diện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to top